Khoa học hôm nay

6 nước tiêm chủng nhiều nhưng tỷ lệ mắc COVID-19 cao: 5 dựa vào vắc xin Trung Quốc

6 nước tiêm chủng nhiều nhưng tỷ lệ mắc COVID-19 cao: 5 dựa vào vắc xin Trung Quốc

Phát hiện này được đưa ra khi tính hiệu quả của vắc xin trung quốc đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng nhiều, kết hợp với việc thiếu dữ liệu về khả năng bảo vệ trước biến thể delta dễ lây truyền hơn. cnbc nhận thấy rằng các ca mắc covid-19 hàng tuần, được tính theo dân số, vẫn tăng ở ít nhất 6 quốc gia được tiêm chủng nhiều nhất trên thế giới. đáng chú ý là 5 trong số đó dựa vào vắc xin từ trung quốc.

Cnbc đã xác định 36 quốc gia với hơn 1.000 ca mắc covid-19 được ghi nhận mới hàng tuần trên 1 triệu người tính đến ngày 6.7, sử dụng số liệu từ our world in data, tổng hợp thông tin từ các nguồn bao gồm tổ chức y tế thế giới (who), chính phủ và các nhà nghiên cứu tại đại học oxford (anh).

Cnbc sau đó đã xác định các nước trong số 36 quốc gia có hơn 60% dân số đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin covid-19. trong đó có các tiểu vương quốc ả rập thống nhất (uae), seychelles, mông cổ, uruguay, chile và anh. ngoại trừ anh, 5 quốc gia còn lại sử dụng vắc xin trung quốc như một phần quan trọng trong chương trình tiêm chủng quốc gia.

Hãng thông tấn nhà nước montsame của mông cổ đưa tin vào tháng 5 rằng nước này đã nhận được 2,3 triệu liều vắc xin do sinopharm (thuộc sở hữu nhà nước của trung quốc) cung cấp. con số đó vượt xa 80.000 liều sputnik v (nga) và khoảng 255.000 liều pfizer mỹ - biontech (đức) mà mông cổ nhận được tính đến tuần trước.

Chile đã sử dụng 16,8 triệu liều vắc xin từ công ty sinovac biotech có trụ sở tại bắc kinh (trung quốc) so với 3,9 triệu liều pfizer - biontech và một lượng nhỏ hơn hai loại vắc xin khác, reuters đưa tin vào tháng 6.

Uae và seychelles phụ thuộc rất nhiều vào vắc xin sinopharm khi bắt đầu các chiến dịch tiêm chủng của họ, nhưng gần đây hai nước này đã giới thiệu các loại vắc xin khác. tại uruguay, sinovac là một trong hai loại vắc xin được sử dụng nhiều nhất cùng với pfizer - biontech.

Tỷ lệ tiêm chủng (ít nhất 1 liều) ở 6 quốc gia có số ca COVID-19 hàng tuần tăng cao

Trong khi đó, anh đã phê duyệt vắc xin của moderna (mỹ), astrazeneca (anh – thụy điển), pfizer - biontech và johnson & johnson (mỹ). các ca mắc covid-19 ở anh đã tăng đột biến trong những tuần gần đây khi biến thể delta dễ lây lan hơn đã lan rộng.

Sinopharm và sinovac đã không trả lời khi được đề nghị bình luận.

Một số yếu tố có thể gây tăng các trường hợp mắc covid-19 ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao. vắc xin không bảo vệ 100% nên những người được tiêm chủng vẫn có thể bị nhiễm bệnh. mặt khác, các biến thể mới của covid-19 có thể khả năng vượt qua vắc xin tốt hơn.

Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã phê duyệt vắc xin của sinopharm và sinovac là nơi đang phát triển, không thể cạnh tranh với các nước giàu có hơn về vắc xin được phát triển ở mỹ và châu âu.

Ben Cowling, Giáo sư tại Trường Y tế Công cộng của Đại học Hồng Kông, cho biết các quốc gia có thể quyết định sử dụng một số loại vắc xin nhất định tùy thuộc vào mục tiêu dài hạn của họ.

Ben Cowling, người đứng đầu bộ phận thống kê sinh học và dịch tễ học của trường, cho biết trong một email: “Một số quốc gia có thể chấp nhận mức độ lưu hành thấp miễn là có tương đối ít trường hợp nghiêm trọng và Tu vong do COVID-19. Điều đó có thể đạt được với mức độ bao phủ cao của bất kỳ loại vắc xin nào hiện có”.

Tuy nhiên, một số quốc gia đang tránh xa vắc xin của trung quốc. tháng trước, costa rica đã từ chối nhận vắc xin do sinovac phát triển sau khi kết luận rằng vắc xin này không đủ hiệu quả.

Sự chấp thuận của WHO

Who đã phê duyệt vắc xin của sinopharm và sinovac để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. hiệu quả của hai loại vắc xin trung quốc thấp hơn so với pfizer - biontech và moderna, cả hai đều cho thấy hiệu quả hơn 90%.

Theo who, vắc xin của sinopharm có hiệu quả chống lại các bệnh covid-19 có triệu chứng là 79%, nhưng hiệu quả của nó với một số nhóm nhất định, chẳng hạn những người từ 60 tuổi trở lên, không rõ ràng. hiệu quả của vắc xin của sinovac đạt khoảng 50% đến cao hơn 80% tùy thuộc vào quốc gia tổ chức cuộc thử nghiệm.

Số quốc gia đã phê duyệt vắc xin. Vạch màu vàng cho biết hai vắc xin do công ty Trung Quốc sản xuất

Các chuyên gia cho biết không thể so sánh trực tiếp các phát hiện giữa các thử nghiệm lâm sàng vì mỗi cái được thiết lập khác nhau. Thế nhưng, một nghiên cứu ở Hồng Kông cho thấy mức độ kháng thể cao hơn đáng kể ở những người được tiêm vắc xin BioNTech so với những người chích vắc xin Sinovac, tờ South China Morning Post đưa tin.

Một số chuyên gia cho rằng công nghệ đằng sau các loại vắc xin covid-19 khác nhau có thể giải thích sự khác biệt về hiệu quả của chúng.

Các loại vắc xin của sinopharm và sinovac kích hoạt phản ứng miễn dịch bằng cách cho cơ thể tiếp xúc với vi rút bị suy yếu hoặc “bất hoạt” - một phương pháp đã được thử nghiệm và sử dụng trong vắc xin nhiều thập kỷ. pfizer - biontech và moderna phát triển vắc xin dựa trên công nghệ mới được gọi là rna thông tin (mrna), hướng dẫn các tế bào trong cơ thể cách tạo phiên bản giả của protein gai đó và chống lại nó, tạo ra phản ứng miễn dịch.

Vắc xin bất hoạt rất dễ sản xuất và nổi tiếng về độ an toàn, nhưng có xu hướng tạo ra phản ứng miễn dịch kém hơn so với một số loại vắc xin khác”, Michael Head, nhà nghiên cứu cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Đại học Southampton (Anh), viết trong một bài báo được xuất bản trên trang web The Conversation.

Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng lớn ở giai đoạn ba cho thấy vắc xin bất hoạt có “hiệu quả cao với ca bệnh nặng và ngăn ngừa Tu vong từ COVID-19", Giáo sư Ben Cowling nói.

Ông ben cowling nói với cnbc rằng tăng đột biến trong các ca covid-19 ở một số quốc gia sử dụng vắc xin trung quốc “có xu hướng ở các trường hợp nhiễm bệnh nhẹ với rất ít trường hợp nặng ở những người được tiêm chủng đầy đủ”.

Miễn dịch cộng đồng

Khi vắc xin có hiệu lực thấp hơn, cần có nhiều người được tiêm chủng hơn để đạt được miễn dịch cộng đồng. Điều đó xảy ra khi vi rút không còn lây truyền nhanh nữa vì hầu hết mọi người đều được miễn dịch sau khi được tiêm vắc xin hoặc họ đã khỏi bệnh từ mắc COVID-19.

Một số quốc gia đã quyết định cố gắng đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng trong đại dịch, nhưng không có nước nào cho biết đã thành công.

Một nghiên cứu của Viện Kirby thuộc Đại học New South Wales ở Sydney (Úc) tuyên bố rằng ở bang New South Wales, khả năng miễn dịch cộng đồng có thể đạt được nếu 66% dân số tiêm vắc xin với 90% hiệu quả chống lại tất cả các bệnh nhiễm trùng.

Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dân số cần được tiêm chủng tăng lên 86% nếu hiệu quả của vắc xin là 70% và không thể đạt được miễn dịch cộng đồng nếu hiệu quả vắc xin dưới 60%.

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://1thegioi.vn/6-nuoc-tiem-chung-nhieu-nhung-ty-le-mac-covid-19-cao-5-dua-vao-vac-xin-trung-quoc-168180.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY