Tin tức hôm nay

Tin tức

60 ca đột quỵ được cứu sống từ nhóm “chát” cấp cứu

Đánh tan khối máu đông trong mạch máu, cứu sống một nữ bệnh nhân bị hôn mê do đột quỵ chỉ trong 30 phút. Những bác sỹ bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công ca can thiệp khẩn này từ việc ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo (chat với nhau trao đổi chuyên môn).

Trước đó, bệnh nhân Trần Kim Chi, 64 tuổi, nhà ở quận Tân Phú (TP. Hồ Chí Minh) nhập viện Chợ Rẫy trong tình trạng lơ mơ, méo miệng, nửa người bên phải bị liệt hoàn toàn.

Trước tình huống người bệnh nguy kịch nghi do đột quỵ, các bác sĩ lập tức báo động trên nhóm chat cấp cứu đột quỵ qui tụ các bác sĩ của 3 khoa: Khoa Cấp cứu, Khoa Nội thần kinh và Khoa Chẩn đoán hình ảnh cùng phối hợp.

Chỉ vài phút sau đó, người bệnh đã được hội chẩn và chụp CT. Kết quả chụp DSA cho thấy người bệnh bị tắc hoàn toàn động mạch cảnh trong và động mạch não giữa.

Nhận thấy không thể điều trị bằng Thu*c, bệnh nhân lập tức được các bác sĩ chuyển đến phòng mổ và chỉ sau 30 phút can thiệp xử lý, khối máu đông ở não bệnh nhân đã được lấy ra để tái thông mạch máu. Sức khỏe của người bệnh cải thiện nhanh chóng. Một tuần sau nhập viện, bệnh nhân đã có thể đi đứng và nói chuyện bình thường.

Bệnh nhân hồi phục nhanh và đã có thể ngồi dậy trò chuyện với bác sỹ sau 1 tuần được cấp cứu điều trị kịp thời.

Được cứu sống trong tình trạng nguy kịch, khi tỉnh lại, nữ bệnh nhân vẫn còn bàng hoàng không thể nghĩ mình đã được các bác sỹ cứu sống. Bà Chi chỉ còn biết hết lời cảm ơn và khen ngợi chuyên môn của các bác sỹ: “Tôi thấy mình không còn bị liệt nữa. Thật kỳ diệu!".

Theo PGS.TS Lê Văn Phước, Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh, BV.Chợ Rẫy, với bệnh nhân đột quỵ, thời gian vàng để can thiệp được tính tối đa 6 giờ đồng hồ kể từ khi phát hiện dấu hiệu đột quỵ. Chỉ một phút trôi qua thì có đến 2 triệu tế bào não bị ch*t, chính vì vậy việc phát hiện sớm dấu hiệu đột quỵ, nhập viện sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp bệnh nhân có thể hồi phục tốt hơn.

Được biết, tại BV. Chợ Rẫy, quy trình cấp cứu bệnh nhân đột quỵ khẩn trên nhóm chat được xây dựng và thực hiện từ đầu năm 2019 với hơn 40 bác sĩ từ 3 khoa: Khoa Cấp cứu, Chẩn đoán hình ảnh, và Nội thần kinh, túc trực 24/24.

Từ đầu năm đến nay, nhóm các bác sỹ đã tiếp nhận, điều trị thành công cho 60 ca đột quỵ. Trong đó một trường hợp bệnh nhân đã 94 tuổi bị tắc động mạch não giữa gây nhồi máu não, mạch máu nhiều xơ vữa được cứu sống.

H.Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/60-ca-dot-quy-duoc-cuu-song-tu-nhom-chat-cap-cuu-cua-benh-vien-Cho-Ray-575054/)

Tin cùng nội dung

  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY