Tâm lý hôm nay

7 bước giảm stress hiệu quả và đơn giản ai cũng cần biết

Để lấy lại cân bằng, giảm stress hiệu quả và loại bỏ các tác nhân gây ra áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, hãy kết hợp thư giãn tâm trí và cơ thể.
Cuộc sống ngày càng phát triển thì stress càng trở thành một phần của cuộc sống. Khi các triệu chứng của stress tăng lên, cơ thể bạn sẽ kiệt sức nhanh chóng do phải làm việc nhiều hơn để đối phó với chúng. Chính vì vậy, học cách thư giãn và giảm căng thẳng để giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng là hết sức cần thiết.
Stress là phản ứng của cơ thể trước những tác nhân gây kích thích như yêu cầu, áp lực hay yếu tố có đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của cơ thể, cả vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy, để lấy lại cân bằng, giảm stress hiệu quả, loại bỏ các tác nhân gây ra áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, kết hợp thư giãn tâm trí và cơ thể. 
Dưới đây là 7 bước giúp bạn giảm stress hiệu quả:
1. Xác định nguyên nhân căng thẳng
Stress thường đến từ những cố gắng kiểm soát, kháng cự những tình huống ngoài tầm của chúng ta. Hãy viết ra tất cả những nỗi lo, mối quan tâm khiến bạn phải suy nghĩ. Sau đó, sắp xếp theo thứ tự gây ảnh hưởng nhất và đánh dấu những thứ mà bạn thực sự có thể thay đổi. Việc này giúp cho bạn nhận ra những phần mình có thể giảm căng thẳng và học cách chấp nhận, đối phó với phần còn lại.
Liệt kê những nguyên nhân khiến mình bị căng thẳng - Ảnh minh họa
2. Hạn chế tác nhân gây stress
Các tác nhân ở đây bao gồm những tình huống, mối quan hệ, địa điểm nơi bạn thấy mình căng thẳng nhất. Với những tác nhân này, bạn cần ghi rõ cụ thể hành động để giảm thiểu nó.

Ví dụ như với những tình huống khiến bạn căng thẳng, bạn nên chuẩn bị sẵn tinh thần và sự bình tĩnh để đối mặt. Hoặc hạn chế tiếp xúc với những người tiêu cực, hay lo lắng, thay vào đó kết bạn, chia sẻ với những người tích cực, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn về bản thân...
Tập thể dục có thể giảm căng thẳng... Ảnh minh họa
3. Lên kế hoạch tăng cường sức khỏe
Tập thể dục có thể giảm căng thẳng vì các hoạt động thể chất có thể làm giảm mức cortisol. Cortisol là một hormone được sản sinh từ tuyến thượng thận trong thời gian căng thẳng, khi bạn cảm thấy lo lắng, giận dữ hoặc sợ hãi. Bạn nên dành ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần để tập luyện dưới các hình thức như: tham gia một lớp học yoga, tập thiền, tăng cường vận động mỗi ngày kết hợp với chế độ dinh dưỡng đúng cách. 
Thực chất, 20 phút thể dục mỗi ngày thì bạn đã có 150 phút mỗi tuần. Ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, tránh đường, caffeine và các loại thực phẩm béo càng nhiều càng tốt.
4. Cải thiện giấc ngủ
Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng đến tâm lý, sự tập trung. Hầu hết mọi người ngủ đêm 7-9 tiếng một ngày để có thể tỉnh táo, chuẩn bị cho ngày hôm sau. Ngoài ra, thói quen ngủ nướng vào cuối tuần dễ khiến rối loạn đồng hồ sinh học. Để có thể ngủ ngon, bạn nên tắt điện thoại, tivi hay máy tính; đọc sách hoặc mát xa thư giãn, tĩnh tâm trước khi ngủ.
Thư giãn cơ thể, đầu óc sẽ giảm stress - Ảnh minh họa
5. Thư giãn tâm trí
Đây là bước khó nhất và đòi hỏi cố gắng và nỗ lực trong thời gian dài. Học cách nghĩ đơn giản và tích cực là một cách đơn giản để giảm stress. Bạn cũng có thể tập nói và nghĩ về những điều tốt đẹp cho bản thân và mọi người, đọc những cuốn sách có nội dung tích cực, chơi với trẻ con hoặc thú cưng, hoặc đơn giản là xem lại những bức ảnh kỷ niệm đẹp. Ngoài ra, bạn cũng nên đi du lịch hoặc dành thời gian cho những đam mê của mình.
6. Tìm kiếm sự giúp đỡ
Bạn không phải đối phó với căng thẳng của bạn một mình vì vậy hãy chia sẻ cảm xúc của mình cho người bạn thân, đồng nghiệp, các thành viên gia đình, thậm chí là bác sĩ tâm lý. Đây là những người có thể cho bạn lời khuyên, giúp bạn vượt qua căng thẳng.

Trong tâm lý học, liệu pháp trò chuyện cũng là một công cụ quản lý stress. Bệnh nhân và nhà tâm lý trị liệu thảo luận về các vấn đề của bệnh nhân và cùng nhau sửa chữa các vấn đề đang bị suy nghĩ tiêu cực hoặc bị bóp méo.
Hãy chia sẻ cảm xúc của mình cho người bạn thân, đồng nghiệp, các thành viên gia đình... Ảnh minh họa
7. Học cách chấp nhận và đối mặt
Giảm thiểu căng thẳng có thể là một phương pháp hay, nhưng vẫn có khả năng bạn sẽ gặp các tình huống gây stress. Vì vậy, học cách chấp nhận đó là một phần cuộc sống và tìm cách đối mặt sẽ tốt hơn. Nếu có điều gì khiến bạn sắp rơi vào stress, hãy thở đều đặn và bình tĩnh, cân nhắc những điều mình sắp nói ra.

Theo Mai Tâm - Trí thức trẻ
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/7-buoc-giam-stress-hieu-qua-va-don-gian-ai-cung-can-biet-n192622.html)

Tin cùng nội dung

  • Con gái tôi năm nay 15 tuổi nhưng rất hay bị mất ngủ. Cháu thường bồn chồn lo lắng thái quá nhất là trong các kì thi.
  • Tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân như gen di truyền, không đảm bảo chế độ ăn uống hay stress, mất ngủ nhiều.
  • Khi xuất hiện những cảm xúc tiêu cực bất kể vì lí do gì, nhiều người băn khoăn không biết nên chữa bệnh bằng Thuốc hay là thiền.
  • Cuộc sống bận rộn và công việc bù đầu khiến nhiều người thường xuyên rơi vào tình trạng stress, căng thẳng. Sau đây là một số bí quyết để xua tan những mệt mỏi hiệu quả.
  • Bất chấp trứng kiến gai đen có giá gần 1 triệu đồng/kg, nhưng với công dụng được cho là có lợi cho sức khỏe, giảm stress, tăng cường S*nh l*... nên vẫn rất hút khách Hà thành.
  • Thận đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch cơ thể. Cũng như mạch máu, nếu bị tắc hoặc bịt lấp thì chúng không thể lọc máu, khiến các động, tĩnh mạch bị lão hóa.
  • Năm nay tôi 77 tuổi, bị bệnh sỏi thận tái phát, lại phải chạy chữa tốn kém. Thật may, ông anh cho một quyển sách chữa bệnh bằng cây nhà lá vườn.
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY