Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

7 cặp đôi thực phẩm ăn cùng nhau sớm muộn cũng sinh bệnh, hại đường tiêu hóa

Khi ăn kết hợp những thực phẩm này sẽ rất ngon miệng, nhưng chúng ta không biết rằng một số loại thực phẩm kết hợp cùng nhau sẽ gây ra những phản ứng không tốt cho sức khỏe.

Theo The Ayurvedic Institute (một trường học Ayurveda và spa chăm sóc sức khỏe Ayurveda ở Albuquerque, New Mexico) cho rằng, nhiều phương thức ăn uống phổ biến hàng ngày thực sự gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Bởi các loại thực phẩm khác nhau sẽ tạo ra các phản ứng hóa học khác nhau trong dạ dày, nhẹ dẫn đến khó tiêu, nặng sẽ gây ra tình trạng viêm trong cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa.

Dưới đây là 7 sự kết hợp thực phẩm không lành mạnh, cảnh báo mọi người nên thay đổi.

1. Tinh bột + protein

Ví dụ như ăn phô mai hoặc gà rán với khoai tây chiên, protein trong phô mai sẽ phản ứng hóa học với tinh bột của khoai tây, bởi vì cả hai đòi hỏi môi trường axit và enzyme khác nhau để tiêu hóa, cuối dùng gây đầy hơi và dẫn đến tình trạng xì hơi thường xuyên. Ngoài ra, pizza không nên sử dụng cùng với đồ uống có ga, năng lượng cần cho tiêu hóa tương đối lớn, đường trong đồ uống sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày.

2. Tinh bột + axit

Vào buổi sáng, ăn sữa yến mạch, lại uống thêm một cốc nước cam, xem ra có vẻ rất tốt cho sức khỏe, nhưng trên thực tế, tính axit có trong cam sẽ khiến sữa đông lại thành chất nhầy và cơ thể phải cần rất nhiều năng lượng để tiêu hóa nó, gây khó chịu và mệt mỏi. Nhiều người thích kết hợp mì spaghetti với cà chua cũng cần phải lưu ý, tính axit của cà chua và tinh bột của mì sẽ gây ra gánh nặng tiêu hóa, vì vậy nên sử dụng nước sốt xanh hoặc rau thay vì cà chua.

3. Protein + protein

Ví dụ thịt xông khói và trứng có thể được coi là thực phẩm đại diện cho bữa sáng phương Tây, nhưng trên thực tế, hai loại thực phẩm protein này sau khi đi vào cơ thể sẽ lưu lại thời gian dài trong dạ dày, thậm chí còn mất nhiều thời gian để tiêu hóa hơn carbohydrate. Thực phẩm là sự kết hợp của protein đòi hỏi nhiều năng lượng hơn để hoàn thành quá trình tiêu hóa, vì vậy không nên ăn thường xuyên.

4. Sữa chua + trái cây

Sữa chua rất giàu protein và men vi sinh, nếu lúc này ăn cùng với đường trong trái cây, sẽ làm suy yếu chất xơ tiêu hóa của cơ thể và tạo ra độc tố, có thể gây cảm lạnh và dị ứng. Nên ăn sữa chua nguyên chất cộng với một ít mật ong tự nhiên, và thay thế trái cây tươi bằng nho khô hoặc quế.

Ngoài ra, nên tránh ăn chuối với sữa. Theo Shilpa Arora, một chuyên gia dinh dưỡng của Ấn Độ cho biết, mặc dù sự kết hợp này là một nguồn năng lượng tốt cho sức khỏe, nhưng nó không tốt đối với bệnh nhân bị hen suyễn, ngược lại nó có thể gây ra sự tiết quá nhiều chất nhầy mũi, dẫn đến các triệu chứng khó thở.

5. Chanh + Thu*c ho, táo + Thu*c dị ứng

Một số loại trái cây sẽ kháng Thu*c. Ví dụ, chanh sẽ cản trở sự phân hủy của Thu*c ho, khiến Thu*c tồn tại trong máu và gây ra tác dụng phụ. Nước ép táo sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ Thu*c dị ứng và có thể làm giảm hiệu quả của Thu*c.

6. Ăn trái cây trong và sau bữa ăn

Trái cây chứa các loại đường đơn giản không cần phải phân hủy. Nếu bạn ăn nó với các thực phẩm khác, đường sẽ ở lại trong dạ dày và lên men. Ngoài ra, trái cây và rau quả không nên ăn cùng nhau, thời gian tiêu hóa của hai loại thực phẩm này là khác nhau, và trái cây có hàm lượng đường cao hơn cũng sẽ cản trở quá trình tiêu hóa rau.

7. Uống quá nhiều nước trong khi ăn

Để giúp thức ăn vào dạ dày trơn tru, tất cả chúng ta đều uống nước, nhưng xin lưu ý không uống quá nhiều nước trong khi ăn, vì nước có thể làm loãng axit dạ dày và làm chậm quá trình phân hủy protein, carbohydrate, chất béo. Do đó, nên uống nước 10 phút trước bữa ăn để tránh các enzyme làm loãng axit dạ dày và cũng giúp tiêu hóa thức ăn.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/7-cap-doi-thuc-pham-an-cung-nhau-som-muon-cung-sinh-benh-hai-duong-tieu-hoa-20200516100353379.htm)
Từ khóa: sống khỏe

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY