An toàn thực phẩm hôm nay

7 loại hoa quả người lớn ăn không sao, trẻ nhỏ ăn nhiều sớm muộn cũng hại người

Trái cây giàu dinh dưỡng rất tốt cho trẻ nhỏ nhưng có những loại trái cây cha mẹ nên hạn chế và thậm chí không nên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ăn.

Hầu hết các loại trái cây đều chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều loại trái cây rất có lợi cho sự phát triển của trẻ. ví dụ như táo có thể cung cấp cho cơ thể con người một lượng lớn vitamin, giảm tích tụ độc tố trong cơ thể trẻ, đồng thời có thể nâng cao sức đề kháng của trẻ. hay chuối cũngcó thể nói rất có lợi cho sự phát triển của trẻ, chuối có tác dụng cải thiện khả năng tiêu hóa, thúc đẩy hấp thụ dinh dưỡng của trẻ và trị táo bón.

Trẻ ăn trái cây có nhiều lợi ích nhưng có những loại không nên ăn nhiều vì có thểgây hại cho đường ruột và dạ dày trẻ.

1. Sầu riêng

Nhắc đến loại quả này nhiều người có thể sẽ hoài nghi, bởi sầu riêng được mệnh danh là vua của các loại trái cây. Trên thị trường trái cây, giá sầu riêng cũng không hề rẻ,tuy có mùi hơi đặc biệt nhưng không thể phủ nhận sầu riêng là loại quả được không ít người thích.

Sầu riêng dùcó hàm lượng dinh dưỡng rất caonhưng tại sao trẻ em lại không ăn được?vì sầu riêng là loại trái cây nhiệt đới nên chứa hàm lượng calo cao, khi trẻ còn nhỏ thì cơ thể đang trong tình trạng bốc hỏa, nếu ăn sầu riêng vào thời điểm này trẻ sẽ tức bụng,gây hại cho đường ruột và dạ dày của trẻ. vì vậy, nên hạn chế cho trẻ nhỏ ăn sầu riêng.

2. Kiwi

Quả kiwi cũng chiếm vị thế rất cao trong các loại trái cây. Nógiàu vitamin C, có lợi cho cơ thể con người, mùi vị cũng rất ngon nên trẻ con thích ăn nhưng quả kiwi lại chứa chất gây dị ứng. Vì trẻ còn nhỏ nên chưa biết cơ thể bị dị ứng với chất gì, nếu trẻ ăn kiwi có khả năng khiến trẻ bị dị ứng. Ngoài ra kiwi cũng có tính lạnh, nếu trẻ ăn quá nhiều sẽ gây khó chịu đường tiêu hóa, thậm chí gây táo bón.Nói chung nên hạn chế chotrẻ nhỏ ăn kiwi.

3. Dứa

Dứa là loạitrái cây này rất phổ biến đặc biệt là vào tháng 4 và tháng 5. dứa có vị chua và ngọt được nhiều người yêu thích, tuy nhiên loại trái cây này không được khuyến khích cho trẻ nhỏvì thành phần của nó ảnh hưởng đến sự hấp thụ đường ruột của cơ thể.

Nó chứa nhiều axit thực phẩm làm tăng tải trọng cho đường ruột, sẽ gây hại cho đường ruột và ảnh hưởng đến nhu động ruột của trẻ. Nó có thểlàm chậm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, dứa có chứa một chất gọi là protease, có tác dụng phụ nhất định đối với làn da của con người.Những người bị dị ứng ăn phải có thể gây ngộ độc dứa màngười ta gọi là “bệnh dứa”.Đặc biệt không thích hợp cho trẻ sơ sinh một tuổi và trẻ sơ sinh bị dị ứng.

Nếu trẻ dưới một tuổi thường xuyên ăn dứa có thể khiến trẻ chậm phát triển, chỉ tăng cân mà không cao lớn, trẻ còn chậm biết đi, chậm nói.Do đó, nếu bố mẹ muốn cho bé ăn dứa thì hãy đợi đến khi bé lớn hơn.

4. Vải thiều

Vải thiều có hàm lượng đường cao, giàu axithữu cơ, các muối khoáng ca, fe, p, các vitamin b1, b2, c. ngoài việc dùng ăn tươi, vải có thể phơi khô đểăn cũng rất bổ dưỡng. tuy nhiên, vì hàm lượng đường cao nên ăn nhiều dễ làm tăng đường huyết nhanh, điều này rất không có lợi cho những người mệt mỏi do bệnh tiểu đường. trẻ em cũng không nên ăn nhiều dễ sinh mụn nhọt, mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 100g vải tươi( 5-6 quả).

5. Nhãn

Nhãn chứa nhiều protein, chất béo và đường tự nhiên tốt cho sức khỏe của bé. ngoài ra, nhãn rất giàu các vitamin và chất khoáng như vitamin a, c, kali, phospho, sắt…tuy nhãn có nhiều chất tốt cho sức khỏe của bé nhưng nhãn lại nóng nên bé ăn nhiều sẽ làm mụn, nhọt nổi lên. với những bé đang bị nổi mụn thì cần hạn chế nhãn.

6. Nho

Nho có vị ngọt và đầy đủ chất dinh dưỡng nên là món ăn vặt tốt cho trẻ nhỏ.Tuy nhiên, vỏ nho rất khó tiêu hóa hoàn toàn, độ cứng của nhovà kích thước của nó có nguy cơ gâyngạt thở cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.Thậm chí nếu cắt đôi, những quả nho này vẫncòn có thểgây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nho khô có kích thước lớn cũng có nguy cơ gây ngạt thở. Nếu vẫn muốn cho trẻ ăn, bạn nên cắt miếng thật nhỏ để tránh gây hóc nghẹn.

7. Dưa hấu

Dưa hấu có vị ngọt và mọng nước, làm dịu cơn khát.Ngoài không chứa chất béo vàcholesterol, dưa hấu cònchứa nhiềuglucose, axit malic, fructose, proteinaxit amin, lycopene và giàu vitamin C.

Tuy nhiên,dưa hấu có tính lạnh,trong thời gian ngắn nếu cho bé ăn nhiều dưa hấu, sẽ dẫn đến loãng dịch vị, cộng với chức năng tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, dạ dày sẽ bịrối loạn chức năng đường ruột, gây nôn trớ, tiêu chảy.nếu bé bị tiêu chảy, không nên cho ăn dưa hấu hoặc cho ăn ít hơn.

Trong một số trường hợp, không nên cho trẻ ăn dưa hấu:

- Không cho trẻ ăn dưa hấu khi mới bắt đầu bị cảm lạnh, nếu không sẽ làm bệnh cảm thêm trầm trọng hoặc kéo dài thời gian chữa bệnh.Trong giai đoạn đầu của bệnh cảm cúm, khi mầm bệnh đang ở bên ngoài, ăn dưa hấu tương đương với việc uống Thu*c thanh nhiệt, sẽ khiến mầm bệnh làm nặng thêm bệnh cảm hoặc kéo dài thời gian chữa bệnh.Tuy nhiên, khi tình trạng cảm trở nên trầm trọng hơn và có các biểu hiệnsốt như sốtcao, khát nước, đau họng, nước tiểu vàng,… bạn có thể ăn dưa hấu trong khi uống Thu*c bình thường để giúp cảm lạnh mau lành.

- Khi trẻ bị bệnh thận gây suy thận: Ăn một lượng lớn dưa hấu trong thời gian ngắn sẽ làm tăng lượng nước trong cơ thể và vượt quá khả năng S*nh l* của cơ thể.Ởbệnh nhân suy thận, khả năng điều tiết nước của thận bị suy giảm rất nhiều, lượng nước đi vào cơ thể quá nhiều không thể điều tiết và đào thải ra khỏi cơ thể khiến lượng máu tăng nhanhvà dẫn đến Tu vongdo suytimcấp.

- Trẻ bị loét miệng:Dưa hấugiàu vitamin song ăn quá nhiều cơ thể bị nóng làm tăng các triệu chứng loét miệng.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Link bài gốc Lấy link

https://phunuvietnam.vn/7-loai-hoa-qua-nguoi-lon-an-khong-sao-tre-nho-an-nhieu-som-muon-cung-hai-nguoi-51202028921526167.htm

Theo Phụ nữ Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/7-loai-hoa-qua-nguoi-lon-an-khong-sao-tre-nho-an-nhieu-som-muon-cung-hai-nguoi/20200929031642360)

Tin cùng nội dung

  • Virus hợp bào hô hấp RSV là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan rất mạnh
  • Nhiễm trùng đường tiểu là loại nhiễm trùng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY