Nếu bình thường trong cuộc sống hàng ngày, bạn cảm thấy mỏi mắt, vậy có thể ăn một chút kỷ tử. Có thể dùng kỷ tử ngâm trong nước nóng để uống hoặc là nấu súp, đều có tác dụng làm giảm sự khó chịu của mắt.
Ngoài ra để hiệu quả cao hơn, bạn cũng có thể ăn trực tiếp quả kỷ tử để hấp thụ hết các chất dinh dưỡng có trong nó. Tuy nhiên đối với những người bị cảm lạnh, sốt, cơ thể bị viêm hoặc bị tiêu chảy thì không nên ăn kỷ tử, sẽ không có lợi cho sức khỏe.
Nhiều người không coi trọng bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, thường ăn nhiều thực phẩm quá cay, quá lạnh hoặc những thực phẩm quá nóng… sẽ gây ra tình trạng đau dạ dày, viêm dạ dày.
Do đó, nếu muốn tăng cường sức khỏe của dạ dày, giới chuyên gia kiến nghị thường xuyên ăn hạt kê, một tuần có thể ăn 3 - 4 lần cháo kê. Trong y học Trung Quốc, cháo kê có thể làm ấm dạ dày, giải nhiệt, làm dịu cơn khát, tăng cường sức khỏe lá lách và hút ẩm, có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, những người có dạ dày và lá lách yếu thì rất thích hợp tiêu thụ hạt kê.
Não là cơ quan chỉ huy của con người, nếu não xuất hiện tổn thương, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Thường xuyên ăn các loại quả hạch như óc chó, hạt điều, mắc ca, hạnh nhân… có thể nuôi dưỡng não hiệu quả. Trong các loại hạt rất giàu lecithin, protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và nhiều nguyên tố vi lượng. Những chất này có thể nuôi dưỡng não hiệu quả, giữ cho não ở trạng thái khỏe mạnh và thể hiện sức sống trẻ trung hơn.
Các mạch máu giống như đường cao tốc của cơ thể con người, để vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các cơ quan và mô khác nhau của cơ thể để duy trì các hoạt động sống bình thường. Nếu bạn muốn bảo vệ sức khỏe của mạch máu, kiến nghị nên ăn ngô.
Ngô rất giàu axit béo không bão hòa, vitamin, nguyên tố vi lượng và các axit amin khác nhau. Trong số đó, hàm lượng axit linoleic đặc biệt phong phú, nó có tác dụng hiệp đồng với vitamin E trong mầm ngô, giúp giảm cholesterol trong máu và tránh tắc nghẽn mạch máu. Do đó, ăn ngô thường xuyên có thể ngăn ngừa hiệu quả sự xuất hiện của bệnh tim mạch vành, xơ vữa động mạch, tăng lipid máu và các bệnh khác.
Lê là một vị Thu*c trong y học cổ truyền có vị ngọt chua, tính hàn, tác dụng bổ phế, tiêu đờm, giảm ho và được sử dụng trong các bài Thu*c chữa đau rát cổ họng, viêm họng. Do đó, khi thấy cổ họng khó chịu, giọng khàn, kiến nghị ăn lê. Khi ăn lê tốt nhất không nên gọt vỏ, rửa sạch lê trước khi ăn, vì vỏ quả lê có thể làm ấm phổi, hạ nhiệt và hỗ trợ sức khỏe tim.
Đậu đỏ được Lý Thời Trân (là một danh y và nhà dược học nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Minh) gọi là "ngũ cốc của tim", thường xuyên ăn đậu đỏ có thể giải nhiệt ở tim, bổ sung máu lên tim.
Trong đậu đỏ chứa nhiều chất xơ, có thể làm giảm lipid máu hiệu quả, hạ huyết áp và tăng cường chức năng tim, đồng thời thành phần sắt có trong đậu đỏ có lợi cho việc nuôi dưỡng máu. Người trung niên và người cao tuổi hàng ngày ăn súp đậu đỏ là một lựa chọn rất tốt.
Khi con người xuất hiện cảm giác chân yếu, điều đó có nghĩa là cơ thể bắt đầu suy giảm, trong cuộc sống hàng ngày thường xuyên tập thể dục giúp duy trì sức khỏe đôi chân, thông qua ăn uống cũng là lựa chọn tốt để bảo vệ chân.
Kiến nghị bạn nên ăn chuối thường xuyên, bởi vì trong chuối có nguyên tố kali, có thể làm giảm sự mệt mỏi ở chân, nguyên tố kali còn có thể bài tiết lượng muối dư thừa trong cơ thể, giúp chân giảm sưng và đau, có lợi cho sức khỏe.
Chủ đề liên quan:
7 loại bộ phận Các bộ càng ăn càng khỏe mạnh cơ thể giải quyết khỏe mạnh loại thực phẩm thực phẩm