Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

9 điểm lạ ở trẻ là lời cảnh báo con đang bị bắt nạt, bố mẹ đừng chủ quan

Khi thấy con có những biểu hiện này hãy nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân vì rất có thể trẻ đang bị bắt nạt.

Giảm lòng tự trọng đột ngột

Chấn thương về thể chất và tình cảm khiến trẻ bắt đầu tự vấn về giá trị bản thân. Trẻ cảm thấy như đang bị đối xử tệ mà hầu như không có lý do gì cả. Kết quả là, lòng tự trọng của trẻ bắt đầu giảm xuống.

Trẻ cúi đầu xuống khi đi bộ hoặc nói với một giọng rất nhỏ. Trẻ sẽ không nói chuyện khi không được gọi tên hoặc né tránh giao tiếp.

Khó ngủ hoặc gặp ác mộng

Khi con bạn đột nhiên khó ngủ hoặc thường xuyên gặp ác mộng, đó có thể là dấu hiệu của việc bị bắt nạt. Nghiên cứu cho thấy rằng việc chịu đựng những tổn thương về thể chất và tinh thần có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Cố gắng theo dõi con bạn vào ban đêm nhiều nhất có thể.

Lảng tránh bạn bè và các kết nối xã hội

Nếu đứa trẻ thường chọn ở nhà thay vì đi gặp bạn bè, đó có thể là dấu hiệu của nỗi sợ hãi đang lớn dần. Hành động này có thể được giải thích bởi tâm lý muốn tránh những môi trường có khả năng cao gặp phải những kẻ bắt nạt.

Ảnh minh họa.

Trẻ nhỏ không thể tự ý bỏ học và không đến trường vì sợ bố mẹ biết được, do đó, chúng sẽ chọn cách ở nhà nhiều và lâu hơn để tránh né những đối tượng đe dọa mình ở trường học.

Giảm tương tác với gia đình

1/5 số học sinh bị bắt nạt cho biết mối quan hệ của các em với các thành viên trong gia đình cũng gặp phải căng thẳng. con bạn có thể ở cùng phòng với bố mẹ nhưng chúng không đóng góp gì vào cuộc trò chuyện.

Trường hợp khác dành nhiều thời gian hơn trong phòng riêng. Điều này rất nguy hiểm, đặc biệt là khi đứa trẻ trước đây không có vấn đề gì trong việc tương tác với gia đình.

Thay đổi thái độ với bố mẹ

Bị bạn bè coi thường có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tinh thần của trẻ. Trẻ có thể bắt đầu bộc lộ những thay đổi trong cách họ xử lý cảm xúc của mình.

Nếu bị đối xử tệ ở trường, rất có thể con trẻ sẽ cố tình làm những điều sai trái do ảnh hưởng từ hành động của kẻ bắt nạt trong vô thức. Đứa trẻ có thể bắt đầu gây hấn với anh chị em hoặc thậm chí là cha mẹ. Với trẻ nhỏ, đây là một dạng nỗ lực để chúng cảm thấy mình đang lấy lại được kiểm soát.

Điểm số xuống dốc

Nếu trẻ thường có kết quả học tập tốt nhưng điểm số đang dần đi xuống trong thời gian gần đây, đó có thể là dấu hiệu của việc bị bắt nạt. Trẻ bất an khi ở trường thường gặp khó khăn trong việc tập trung nghe giảng hoặc làm bài tập về nhà.

Nghỉ chơi với bạn bè

Trẻ con thường xuyên thay đổi bạn theo từng giai đoạn, tuy nhiên nếu trẻ không có bất cứ người bạn nào, đây là dấu hiệu xấu. Bạn có thể nhận ra bằng cách biết con ăn trưa một mình ở trường hoặc không thấy những người bạn từng thân thiết của con ghé nhà chơi như trước.

Khi trẻ nói "Không ai thích con cả", bạn đừng nên coi nhẹ. Những kẻ bắt nạt thường muốn cô lập nạn nhân.

Không hứng thú với những thứ từng rất thích

Cảm giác không thỏa mãn là dấu hiệu quan trọng của sự bế tắc, chán nản. nếu trẻ mất cảm giác với món ăn, trò chơi hoặc thú vui từng rất thích, bạn cần chú ý. "nỗi buồn nhỏ luôn tồn tại trong cuộc sống. nhưng khi bắt đầu trở nên tuyệt vọng, thiếu niềm vui và vẻ rạng rỡ, con bạn đang có nhiều nỗi buồn sâu kín bên trong. điều này có thể xuất phát từ việc bị bắt nạt hoặc rất nhiều nguyên nhân khác.

Bạn không có cách nào biết sự thật nếu không hỏi", Stan Davis, nhà nghiên cứu về nạn bắt nạt người Mỹ nói trên Real Simple.

Thường xuyên mất đồ

Ngoài dấu hiệu dễ nhận ra như các vết xước hay thâm tím trên cơ thể, trẻ có thể bị bắt nạt theo cách đe dọa trấn đồ. nếu thấy con thường xuyên mất đồ chơi, dụng cụ học tập, quần áo, tiền, điện thoại hoặc thậm chí ăn ngấu nghiến khi trở về nhà (do bị cướp bữa trưa), bạn nên tìm hiểu nguyên nhân. khi bị bắt nạt liên tục, trẻ thường nói dối làm mất đồ hoặc không bịa ra được nguyên nhân hợp lý.

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/9-diem-la-o-tre-la-loi-canh-bao-con-dang-bi-bat-nat-bo-me-dung-chu-quan-d357883.html?fbclid=IwAR0pkhLYlWEFh-rTHPfqGiXA5Lf_K906tADB--S78DqeTYrJGcswQ3fbL6k

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/9-diem-la-o-tre-la-loi-canh-bao-con-dang-bi-bat-nat-bo-me-dung-chu-quan/20211228123122065)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY