dù thường xuyên nghe đến việc hàm lượng acid uric tăng cao gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. thế nhưng rất ít người biết được acid uric có trong thực phẩm nào hoặc mối quan hệ giữa acid uric và thực phẩm là gì. từ đó dẫn đến việc hiểu sai, chăm sóc sai khiến bệnh có nguy cơ càng thêm trầm trọng. nhất là những bệnh liên quan mật thiết tới nồng độ acid uric như gout, viêm khớp, tim mạch,…
Acid uric là một hợp chất dị vòng có khả năng tạo thành các ion và muối (urat và axit urat) trong cơ thể. acid uric được tạo thành do quá trình thoái giáng nhân purin, sau đó hòa tan trong máu chuyển sang thận và thải ra ngoài bằng nước tiểu.
Nếu nồng độ acid uric vượt ngưỡng bình thường, đột ngột tăng cao có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như gout, viêm khớp,… lúc này, acid uric sẽ nhanh chóng lắng đọng trong mô khớp, khiến các khớp bị viêm sưng đau đớn hoặc lắng đọng dưới da thành các hạt tophi. tophi có thể phá hủy cấu trúc khớp và tạo thành sỏi thận, suy thận.
Như đã nhắc đến phía trên, acid uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình thoái giáng nhân purin trong cơ thể. purin được tổng hợp từ 2 nguồn là purin trong thực phẩm và purin nội sinh (thông qua quá trình chuyển hóa axit nucleotide). purin còn được biết đến với phân loại là một dạng protein có nhiều trong các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Vì vậy, mối quan hệ của acid uric và thực phẩm được xem là mối quan hệ liên quan đến nhau thông qua purin. cơ thể con người tạo ra purin. và cơ thể cũng tự hấp thụ purin từ thực phẩm.
Phàm là các loại thực phẩm giàu nhân purin khi tiếp nạp vào cơ thể đều sẽ thúc đẩy nồng độ acid uric trong máu tăng cao. khi nồng độ này vượt mức kiểm soát, chúng sẽ bắt đầu lắng đọng và gây ra các biểu hiện lâm sàng của bệnh gout, viêm khớp, tim mạch, sỏi thận,…
Trong nhiều trường hợp khi phát hiện hàm lượng acid uric tăng biến (thông thường là dựa trên kết quả xét nghiệm), các bác sĩ sẽ lập tức đề nghị bệnh nhân thay đổi thói quen ăn uống để kiểm soát bệnh. thậm chí là cần đến một thực đơn tốt cho người bị axit uric tăng cao để áp dụng suốt đời nhằm ngăn ngừa nguy cơ phát bệnh.
Để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân, bạn cần phân biệt rõ các nhóm thực phẩm mang lại khả năng thúc đẩy nồng độ acid uric để kiêng cữ và hạn chế. ngoài ra là tìm hiểu thêm về các nhóm thực phẩm có tính kiểm soát và kiềm hạ acid uric tự nhiên của cơ thể. giảm bớt được các nhóm kia và bổ sung được các nhóm này sẽ giúp bạn gạt bỏ nỗi lo mắc bệnh bởi nồng độ acid uric tăng cao.
Dưới đây là các loại thực phẩm được chứng minh là làm tăng acid uric nhiều nhất cần hạn chế (với người có nồng độ acid uric ở ngưỡng bình thường) và cấm tuyệt đối (với người có nồng độ acid uric cao).
Thịt đỏ hiểu đơn giản là các loại thịt mang sắc đỏ khi còn tươi và không đổi thành màu trắng khi nấu chín. Tại Việt Nam, nhóm thịt đỏ phổ biến thường là: thịt bò, thịt bê, thịt cừu, thịt trâu, thịt xông khói, gà tây,…
Các loại như cá biển, tôm cua, sò, hàu,… thường chứa lượng protein cao ngất ngưởng. vì vậy không khó để xếp hải sản vào nhóm thực phẩm có khả năng làm tăng acid uric cực cao.
Nhóm thứ 3 cần cẩn trọng khi hấp thụ là các loại nội tạng: tim, gan, cật, lòng,… của các động vật. Chúng không chỉ chứa nhiều purin mà còn mang theo rất nhiều cholesterol, dễ khiến bạn mắc thêm các bệnh về huyết áp, tim mạch.
Tạp chí y khoa hoa kỳ vào năm 2016 đã công bố đánh giá fructose mang đến nguy cơ làm tăng nồng độ acid uric trong máu. fructose là tên gọi hóa học của nhóm đường hóa học tổng hợp, được tìm thấy nhiều trong các loại đồ ngọt, soda, bánh kẹo,…
Hàm lượng purin trong nấm và nấm men bánh mì đều khá cao. chúng có thể khiến nồng độ acid uric tăng cao, dẫn đến nhiều nguy cơ mắc bệnh về khớp, thận.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bia rượu sẽ khiến khả năng chuyển hóa và loại bỏ acid uric của cơ thể gặp trục trặc. bia và rượu, các loại thức uống có cồn làm giảm khả năng loại bỏ acid uric qua nước tiểu.
Đặc biệt, nấm men bia sẽ làm tăng nồng độ acid uric cực cao (1810 mg purin/100g)
Hầu như các loại rau và trái cây đều có hàm lượng purin thấp. thế nhưng những nhóm thực vật như: măng tây, đậu hà lan, rau chân vịt, đậu lăng,… chứa một lượng purin cao nhất định. dù chúng có khả năng làm tăng nồng độ acid uric trong máu nhưng không làm tăng nhanh và mạnh như thịt, hải sản và rượu bia. vì vậy bạn vẫn có thể áp dụng sử dụng ở một mức vừa phải, hợp lý.
Bên cạnh việc xác định acid uric có trong thực phẩm nào, bạn cần biết thêm các thực phẩm chứa ít purin, ít làm tăng acid uric để xây dựng thực đơn hiệu quả. không nên kiêng cữ sai cách vì sẽ khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi, suy nhược. ngược lại ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ nước và rèn luyện hợp lý vẫn sẽ phù hợp hơn.
Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia dinh dưỡng trong trường hợp này để xác định các loại thực phẩm phù hợp nhất. đồng thời, cần theo dõi và tái khám định kỳ hằng năm để kịp thời phát hiện những thay đổi của cơ thể, bao gồm sự tăng giảm nồng độ acid uric trong máu.
Chắc chắn rằng bạn không nhầm lẫn giữa thông tin tham khảo và phương pháp, liệu trình chăm sóc điều trị chính thức. Thuocdantoc.vn chỉ đem đến thông tin, không thể thay thế điều trị và các xét nghiệm y khoa.