Dáng đẹp hôm nay

Bác sĩ ám ảnh những ca T*i n*n giao thông do rượu

TS Đỗ Mạnh Hùng - Phó phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Việt Đức) chia sẻ, những thanh niên trẻ bị chấn thương nặng, cả gia đình tan nát, tiếng khóc của mẹ, của vợ những người bị T*i n*n giao thông do rượu khiến anh luôn ám ảnh.

Số ca T*i n*n giao thông do rượu giảm "tí xíu"

Tại Phòng Hồi sức cấp cứu 1 (Bệnh viện Việt Đức) ngày 8/1, phóng viên ghi nhận số ca nhập viện do khá ít. Trong phòng chỉ có bệnh nhân L.V.H (39 tuổi, quê ở Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã nhập viện ngày 7/1 vì sau khi uống rượu.

Theo TS - Lê Nguyên Vũ - Trưởng kíp trực cấp cứu 1 (Bệnh viện Việt Đức), bệnh nhân H bị đa chấn thương, chấn thương sọ não, gãy phức tạp vùng hàm mặt, gãy tay, tụ máu não...

“Về bệnh nhân này, người nhà cho biết, anh này thường xuyên uống rượu. Ngày 7/1, anh này uống rượu với nhóm bạn, khi ra về đã “đối đầu” trực tiếp với một ô tô và bị nặng. Tiên lượng bệnh nhân này chấn thương rất phức tạp nên có thể sẽ phải điều trị 3-6 tháng mới tạm ổn, khó mà có thể sớm lao động trở lại.

Đây là một ca chấn thương khá điển hình của những người uống rượu say tham gia giao thông, không làm chủ được tốc độ”, TS Vũ nhận định.

Còn theo TS Đỗ Mạnh Hùng, theo thống kê của Bệnh viện Việt Đức, từ ngày 1-6/1/2019, bệnh viện ghi nhận 324 ca giao thông, trong đó có 49 ca xét nghiệm có nồng độ cồn trong máu.

Còn tính từ ngày 1-6/1/2020 (sau khi Nghị định 100 về xử phạt người tham gia giao thông có nồng độ cồn có hiệu lực), số ca nhập viện là 305 ca, trong đó có 46 ca xét nghiệm có nồng độ cồn trong máu, giảm rất ít so với cùng kỳ năm 2019.

“Như vậy, tính theo số liệu, số ca sau khi uống rượu giảm rất ít, nhưng cũng phải khẳng định rằng con số này chưa thể khẳng định được sự thay đổi gì sau khi Nghị định 100 có hiệu lực. Nguyên nhân là do Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện tuyến cuối, không chỉ “đón” các ca ở vùng lân cận, mà còn tiếp nhận nhiều bệnh nhân nặng ở các tỉnh gửi về.

Ngoài ra, do di chuyển xa và cũng đã được cấp cứu ở tuyến dưới, sau 1-2 ngày mới chuyển lên Bệnh viện Việt Đức nên cồn đã “xả” hết, khó đánh giá là có phải do rượu hay không.

Muốn đánh giá sự tác động của Luật Phòng chống tác hại rượu bia và Nghị định 100, cần phải có thời gian dài hơn, nhiều số liệu, ở nhiều địa phương và sự phân tích sâu hơn”, TS Hùng chia sẻ.

Rượu khiến nhiều bệnh nhân hối hận khôn nguôi. Ảnh D.L.

TS Hùng còn cung cấp một số liệu đáng báo động về tình hình T*i n*n giao thông sau khi uống rượu bia. Đó là năm 2018, bệnh viện ghi nhận 513 trường hợp bệnh nhân bị T*i n*n có nồng độ cồn trong máu. Nhưng chỉ trong 11 tháng năm 2019 (từ tháng 1 đến tháng 11), Bệnh viện Việt Đức ghi nhận 1.055 ca T*i n*n cấp cứu có nồng độ cồn trong máu, gấp đôi so với năm 2018.

Có thể nhận thấy, nếu không có chế tài xử phạt mạnh mẽ để “ghìm cương” các bợm nhậu, tình hình uống rượu say rồi tham gia giao thông gây T*i n*n cho mình và người khác sẽ ngày càng gia tăng.

Ám ảnh nỗi đau

Theo TS Hùng, các ca T*i n*n giao thông luôn rải rác hàng ngày và đặc biệt gia tăng vào những ngày lễ, tết như Tết Dương, Tết Nguyên đán, đợt Nghỉ 30/4 - 1/5, mùng 2/9... Nếu tháng không có ngày “cao điểm” thì chỉ khoảng 80 ca T*i n*n giao thông xét nghiệm có nồng độ cồn trong máu, nhưng tháng có lễ tết thì lên đến 120-130 ca T*i n*n giao thông mà bệnh nhân có nồng độ cồn trong máu.

Ngoài ra, còn rất nhiều ca không được xét nghiệm nồng độ cồn hoặc bia rượu đã bay hết.

TS Đỗ Mạnh Hùng chia sẻ: "Tôi thực sự ám ảnh về những ca T*i n*n giao thông do rượu".

TS Hùng chia sẻ, những bệnh nhân bị T*i n*n giao thông trong tình trạng say xỉn không hiếm gặp trong bệnh viện. Có người máu me đầy người, mê man bất tỉnh mà miệng thở toàn mùi rượu nên bác sĩ cũng khó mà xác định họ hôn mê là do chấn thương sọ não hay do rượu. Có bệnh nhân gãy nát chân tay, một bên hô đau, một bên nôn thốc nôn tháo vì rượu.

Hay có người trong tình trạng phấn khích, la hét, chửi mắng các bác sĩ đang chăm lo cho họ.

“Những trường hợp này đều gây khó khăn cho chúng tôi trong quá trình cấp cứu, chẩn đoán thương tích. Nhiều khi chúng tôi phải dựa vào kinh nghiệm điều trị để chẩn đoán, đồng thời buộc phải cho họ làm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác hơn.

Những ca T*i n*n giao thông mang lại gánh nặng rất lớn cho bệnh nhân và gia đình.

“Cho dù đã nhiều năm làm cấp cứu, mổ xẻ, nhưng chứng kiến những T*i n*n giao thông do rượu, chúng tôi vẫn cảm thấy ám ảnh, bức bối.

Nhiều trường hợp là những thanh niên trẻ mới 18-20 tuổi nhập viện là chúng tôi không kịp cấp cứu gì, đưa thẳng họ vào phòng mổ, nhưng cũng không cứu được vì chấn thương quá nặng. Bác sĩ bất lực, không thể giành giật cuộc đời tươi trẻ của họ từ tay thần ch*t. Lại có trường hợp chồng say chở vợ con bị T*i n*n giao thông, vợ con ch*t, chồng bị thương tật nặng.

Có khi tôi chỉ đi ngang qua phòng cấp cứu, nghe tiếng gào khóc thương tâm, uất nghẹn của mẹ, của vợ người bị T*i n*n giao thông cũng thấy ám ảnh. Những khi đó, tôi chỉ ước những người uống rượu bia có thể ghìm lại cơn hưng phấn, uống ít đi hoặc đã uống thì đừng tham gia giao thông..., như vậy đã có thể tránh được bao nhiêu nỗi đau”, TS Hùng day dứt.

“Lạm dụng rượu bia có ảnh hưởng lớn đến chức năng gan, thận, hệ tiêu hóa, tim phổi..., là tác nhân gây nên nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có nhiều loại ung thư. Rượu cũng khiến người lái xe gặp nguy hiểm do ảnh hưởng đến nhận thức, tầm nhìn, giảm phán đoán, phản xạ, trực tiếp ảnh hưởng đến tiểu não, dẫn đến việc phối hợp chân, tay, mắt đều rất chậm chạp. Khi đó, người uống rượu tham gia giao thông có nguy cơ gây T*i n*n rất cao. Còn nếu uống rượu bia thì sau 8-12 giờ, mới nên lái xe”.

TS Đỗ Mạnh Hùng

Theo Dân Việt

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/bac-si-am-anh-nhung-ca-tai-nan-giao-thong-do-ruou-4058121-l.html)

Tin cùng nội dung

  • Điện giật thường gây hàng chuỗi các tổn thương ở nhiều cơ quan do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của dòng điện.
  • “Rối loạn ám ảnh sợ hãi” còn gọi là rối loạn nghi thức ám ảnh (Obsessive - Compulsive Disorder - OCD).
  • Tôi và em có một sợi dây vô hình kết nối với nhau hơn 5 năm. Tôi không chỉ dùng Thu*c mà còn dùng tình cảm của một người thầy Thu*c để hóa giải dần chứng bệnh của em.
  • Bé nhà em 4 tuổi, vừa qua bé nhìn thấy bếp ga chiên cá cháy bóc khói khắp nhà, bé sợ hãi nên giờ không cho nấu ăn, luôn miệng nhắc không được nấu ăn...
  • Bố cởi sạch quần áo của con rồi trói vào cột điện vì tội mê chơi. Chú phạt cháu đeo bảng “Tôi là thằng ăn cắp” đứng trước cửa nhà...
  • BS Phan Văn Hoàng, khoa cấp cứu BV Bình Dân (TPHCM) cho biết: Cuối tuần qua, khoa đã xử lý một trường hợp bị sỏi kẹt niệu đạo bằng cách cho bệnh nhân tiểu ra sỏi.
  • Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn ngăn chặn các chất khoáng trong nước tiểu làm các tinh thể lắng đọng trong thận, gặp một số điều kiện thuận lợi dần dần tạo thành sỏi.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY