Nội tiết hôm nay

Nội tiết là chuyên khoa trực thuộc lĩnh vực nội khoa, đảm nhận khám, chẩn đoán và chuyên trị với tính chất theo dõi lâu dài dựa trên đặc tính bệnh - là các bệnh lý mãn tính liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng của hệ thống nội tiết và các hormon. Các bệnh thường gặp bao gồm: tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol, tuyến yên và tuyến thượng thận, các rối loạn hormone sinh sản, hạ đường huyết, chậm phát triển, huyết áp thấp, cường tuyến giáp, viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, bệnh Grave-Basedow, loãng xương, viêm xương biến dạng, còi xương và chứng nhuyễn xương, rối loạn tuyến yên, u tuyến yên, rối loạn tuyến thượng thận,...

Bác sĩ bệnh viện phụ sản Hà Nội tiết lộ nguyên nhân đau lưng khi mang thai

Theo bác sĩ Trần Trung Đạo đau lưng là vấn đề khó tránh khỏi trong thai kì. Vậy các mẹ đã biết nguyên nhân và cách ngăn ngừa, giảm đau lưng chưa? Khi nào vấn đề đau lưng là nghiêm trọng?
bac si benh vien phu san ha noi tiet lo nguyen nhan dau lung khi mang thai - 1

Tác giả bài viết: Bác sĩ Trần Trung Đạo - khoa A2 - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

bac si benh vien phu san ha noi tiet lo nguyen nhan dau lung khi mang thai - 2

Bác sĩ Trần Trung Đạo (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội)

Đau lưng khi mang thai rất thường gặp. với một số bà bầu, đau lưng chỉ thoáng qua và không gây khó chịu. tuy nhiên cũng có những bà bầu họ phải chịu những cơn đau dai dẳng và khó chịu.

Khi thấy đau lưng các bà bầu không nên nghĩ đó là điều hiển nhiên mà cần theo dõi tình trạng từ đó tìm giải pháp làm giảm nhẹ cơn đau hợp lý. phần cột sống thường bị đau nhức nhất chính là phần hông lưng, nhất là vùng trên xương cùng. đây là vùng mà đa số các bà bầu thường đặt tay đỡ khi di chuyển.

Đau thắt lưng hông trong lúc mang thai sẽ ngày càng nhiều hơn về sau khi thai nhi lớn dần cũng như khi hoóc môn của bà bầu tăng dần.

Nguyên nhân đau lưng khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đau lưng ở bà bầu, nhất là việc thay đổi hoóc môn và các cơ trên cơ thể:

- Do sự căng cơ lưng thai lớn dần làm trọng tâm của cơ thể thay đổi, chuyển sang tư thế dựa lưng về phía sau làm các cơ lưng phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến đau hông lưng.

- Cơ bụng yếu cũng có thể gây ra chứng đau lưng.

- các hormone thai kỳ cũng có thể góp phần gây ra đau lưng vì làm giãn các dây chằng khớp chịu lực chịu lực trong xương chậu.

Làm sao để ngăn ngừa đau lưng khi mang thai?

Trong quá trình mang thai, các chuyên gia khuyến cáo, thai phụ nên thực hiện tốt các phương pháp dưới đây để ngăn ngừa đau lưng khi mang thai.

- Mẹ nên tránh mang giày cao gót. Tốt nhất là đi giày thấp (không phải giày đế bằng) với miếng đệm lót lòng bàn chân.

- Không nên xách vật nặng có thể làm căng cơ. Cúi người xuống hoặc vặn người có thể làm khớp vùng chậu và thắt lưng hông căng nhiều hơn. Hãy nhờ người khác giúp khi phải nhấc các vật nặng.

- Tránh đứng yên quá lâu. Khi phải đứng lâu, mẹ bầu có thể đặt một chân lên ghế đẩu hoặc một cái hộp, thỉnh thoảng di chuyển để khớp gối dễ chịu.

- Các mẹ cũng nên kiểm tra xem tấm nệm đang nằm có hỗ trợ tư thế ngủ của bà bầu không. Nếu nệm lún và không thể giữ cột sống bà bầu thẳng thì mẹ nên đổi tấm nệm khác hoặc có thể đặt một tấm ván giữa lớp đệm và bộ phận lò xo của giường.

- Khi muốn nhặt một vật gì lên, không nên cúi xuống nhặt mà nên ngồi xổm xuống hoặc khụy chân xuống, giữ cho lưng luôn thẳng.

- Mẹ bầu nên ngồi trên loại ghế có thiết kế hỗ trợ tốt cho lưng, hoặc dùng một chiếc gối nhỏ đặt phía sau ở phần lưng dưới.

- Hãy ngủ nghiêng về một bên với một hoặc hai chiếc gối kẹp giữa chân.

Giảm đau lưng khi mang thai bằng phương pháp gì?

Khi mang thai, bụng to ra lên làm thay đổi trọng lực trung tâm ra khỏi cơ thể của bạn. Do không nhận ra điều này, mẹ bầu thường để lưng dưới kéo về phía trước thành tư thế võng lưng, làm cho các cơ lưng bị hụt, căng và gây đau đớn…

- Lúc này mẹ hãy chườm nóng hoặc lạnh lên phần bị đau hoặc mát xa, bấm huyệt để giảm đau lưng.

- các mẹ cần rèn bài tập để giảm đau lưng khi mang thai. các bài tập có thể giúp giảm đau lưng. những bài tập trên sàn dành cho vùng xương chậu và vùng bụng dưới giúp hạn chế các cơn đau lưng khi mang thai.

Để việc luyện tập được an toàn và dễ dàng, bà bầu cần tham khảo sự tư vấn và làm theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa. chú ý thư giãn các cơ thật chậm sau khi kết thúc luyện tập. bà bầu cần rèn luyện chế độ sinh hoạt cân bằng giữa ăn uống, lao động và nghỉ ngơi, tránh để cơ thể mệt mỏi hay quá sức, đồng thời bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ thì những triệu chứng đau sẽ giảm.

Đau lưng khi mang thai khi nào cần đến gặp bác sĩ

Mẹ bầu hãy nhấc máy gọi ngay cho bác sĩ hoặc nhờ người nhà đưa đến bệnh viện chuyên khoa sản để khám và được tư vấn điều trị.

- thấy đau lưng kéo dài hơn hai tuần, mẹ bầu nên tới gặp bác sĩ. đừng tự cố điều trị, bởi triệu chứng đau lưng có thể từ nguyên nhân khác.

- chị em cũng phải tới khám bác sĩ ngay lập tức khi có những triệu chứng như sốt, thấy nóng khi đi tiểu hoặc chảy máu *m đ*o.

Đau lưng là triệu chứng thường hay xuất hiện ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nhất là những tháng cuối của thai kỳ. đau lưng khi mang thai không nguy hiểm nhưng sẽ khiến bà bầu khó chịu và gây nhiều phiền toái đến sinh hoạt hàng ngày. chính vì thế, các mẹ đừng vì chủ quan mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.

Theo Bác sĩ Trần Trung Đạo (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/bac-si-benh-vien-phu-san-ha-noi-tiet-lo-nguyen-nhan-dau-lung-khi-mang-thai-c85a389930.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY