Bác sĩ nguyễn chí trung, chuyên khoa tai mũi họng, bệnh viện đa khoa thu cúc, cho biết bệnh nhân bị hóc xương cá ba ngày trước, đến một phòng khám gần nhà kiểm tra nhưng không lấy ra được. về nhà, anh ngậm vỏ quýt, nuốt cơm song tình trạng không cải thiện, liên tục đau họng và khó chịu nên đến viện kiểm tra.
Kết quả nội soi phát hiện dị vật là mẩu xương cá dài khoảng 3 cm, cắm sâu amidan, niêm mạc tổn thương rộng, bị viêm loét. Để xử lý, bác sĩ gắp dị vật, sát khuẩn họng và tư vấn cho bệnh nhân cách chăm sóc họng tại nhà.
Trước đó các bác sỹ bệnh viện e đã phẫu thuật thành công cho một trường hợp bệnh nhân nữ (36 tuổi, ở tây mỗ, nam từ liêm, hà nội) bị hóc xương gà hình chữ l, đâm vào sâu vào 1/3 thực quản.
Bệnh nhân có dị vật mắc ở ngang mức đốt sống ngực 3 (vùng trung thất) có thể gây những biến chứng nguy hiểm, thậm chí nguy cơ tử vong cho bệnh nhân trước, trong và sau ca phẫu thuật.
Các bác sĩ tại Bệnh viện E cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nuốt khó, không ăn được, có kém triệu chứng tức ngực nhưng không khó thở, không sốt, không ho... Sau khi tiến hành thăm khám lâm sàng, các bác sỹ chỉ định bệnh nhân tiến hành nội soi dạ dày. Kết quả cho thấy, cách cung răng trên khoảng 20cm có một dị vật xương bám chắc vào hai bên thực quản.
Được biết, trước đó 1 tuần, bệnh nhân có ăn thịt gà nhưng không may nuốt phải một mảnh xương. Bệnh nhân đã chữa mẹo cho xương xuôi xuống nhưng kết quả mảnh xương đó mắc lại ở thực quản. Tuy nhiên, thay vì đến bệnh viện để được khám và điều trị sớm thì bệnh nhân lại chữa mẹo dân gian và uống sữa để mong mảnh xương đó… tự tiêu.
Qua chụp ct, các bác sỹ xác định đây là ca bệnh rất nguy hiểm bởi di vật hóc xương biến chứng áp xe, nhiễm trùng nặng. nếu dị vật không được gắp bỏ kịp thời thì sẽ gây áp xe, nhiễm trùng thực quản, phổi, áp xe phổi gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.
Qua 2 trường hợp trên, các bác sĩ cho biết, khi bị hóc xương cá, nhiều người thường dùng tay để móc họng hoặc làm theo các mẹo như nuốt cơm nóng, uống nhiều nước, uống giấm... hành động này có thể khiến xương cá đâm sâu hơn, gây tổn thương niêm mạc họng, viêm loét, áp xe cục bộ, đặc biệt là thủng thực quản.
Do đó các bác sĩ khuyến cáo cần đến ngay bệnh viện để được khám và xử lý kịp thời, không tự ý móc, gắp xương ra vì như vậy càng khiến dị vật trôi xuống sâu hoặc đâm sâu hơn vào thực quản và gây nhiễm trùng nặng. Khi người bệnh đến viện sớm, bác sỹ chỉ làm thủ thuật đơn giản là có thể lấy được dị vật.