Thưa bác sĩ, mụn ẩn là vấn đề mà nhiều chị em rất hay gặp phải hiện nay, nguyên nhân nhiều nhất thời gian này là do đeo khẩu trang nhiều khiến da bị bí? Vậy khi bị mụn ẩn, có nhất thiết phải đi nặn mụn?
Mụn trứng cá là bệnh về da rất phổ biến, được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân tìm tới bác sĩ da liễu. Và hầu hết khách hàng/ bệnh nhân bị mụn tới với bác sĩ Thảo thì bên cạnh tình trạng mụn sần viêm thì còn có tình trạng mụn ẩn, mụn đầu đen khá nhiều. Đây là biểu hiện sự bít tắc trong nang lông do dày sừng và tăng tiết bã nhờn, do đó bất kì nguyên nhân nào khiến nang lông không được thông thoáng đều có thể gây ra mụn ẩn. Đeo khẩu trang quá nhiều trong thời gian dài cũng là một nguyên nhân thường gặp, đặc biệt là trong thời điểm đại dịch COVID-19 vẫn còn hoành hành như hiện nay.
Khi bị mụn ẩn, việc lấy nhân mụn là cần thiết để giải phóng bít tắc trong nang lông, tránh tình trạng viêm nhiễm về sau, tuy nhiên lấy nhân mụn không đúng cách có thể làm tình trạng mụn nặng hơn. Do đó các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn lấy nhân mụn đồng thời lựa chọn những cơ sở spa và phòng khám uy tín, đảm bảo quy trình nặn mụn chuẩn y khoa, giúp các bạn trẻ an tâm điều trị.
Điều trị tình trạng mụn ẩn, điều quan trọng đầu tiên là mình cần làm sạch da tốt. Với môi trường đô thị và sử dụng kem chống nắng thường xuyên, chúng ta cần ưu tiên làm sạch da 2 bước (double cleansing) bao gồm tẩy trang và sữa rửa mặt. Đồng thời thay khẩu trang hàng ngày để vừa đảm bảo vệ sinh vừa phòng tránh dịch hiệu quả.
Sau khâu làm sạch, thì sử dụng những hoạt chất tẩy da ch*t hóa học hợp lý cũng là một lựa chọn tốt, giúp làm sạch dầu thừa và tế bào sừng già ch*t gây bít tắc nang lông. Với mụn ẩn có dấu hiệu viêm, chúng ta nên lựa chọn thêm một số sản phẩm chấm mụn được bác sĩ kê đơn tùy theo tình trạng da cụ thể để mụn nhanh gom cồi.
Bác sĩ từng chia sẻ rằng, có một số sản phẩm kem dưỡng đang bị người bán quảng cáo sai dẫn đến việc nhiều người dùng sai, bác sĩ có thể chia sẻ cụ thể hơn không?
Có 4 sản phẩm: Laroche Posay Cicaplast B5 Baume/Gel, Avene Cicalfate, Bioderma Cicabio mình không hiểu vì lý do gì, nó được các seller thiếu kiến thức quảng cáo thành kem dưỡng dịu nhẹ cho làn da dầu mụn.
- Laroche Posay Cicaplast Baume B5/ Gel: ngoài chứa các chất hồi phục biểu bì da như B5, nguyên tố vi lượng, glycerin, chiết xuất rau má thì 3 thành phần đầu bảng là nước, Hydrogenated Polyisobutene và Dimethicone. Hydrogenated Polyisobutene là chất khóa ẩm tổng hợp, được dùng thay thế dầu khoáng, trong những sản phẩm phục hồi da kích ứng như Laroche Posay Cicaplast Baume B5 thì còn được sử dụng để tạo màng chống nước trong kem chống nắng waterproof và son bóng (lip gloss). Còn Dimethicone là loại silicone ai cũng biết rồi; với 2 thành phần này, chúng ta hãy "nói không" nó với những làn da dầu mụn.
- Avene Cicalfate: Cũng tương tự bạn trên, ngoài nước khoáng, yếu tố vi lượng… thì những thành phần đầu bảng là: Caprylic/Capric Triglyceride – chất khóa ẩm từ dầu dừa và Glycerin, Mineral Oil - dầu khoáng, Hydrogenated Vegetable Oil – dầu thực vật thủy phân. Giữa bảng còn có thêm cả sáp ong nữa. Đủ để không phù hợp cho da dầu mụn chưa?
- Bioderma Cicabio Creme: Chứa Ethylhexyl palmitate là chất làm mềm/ khóa ẩm có nguồn gốc từ acid palmitic (loại acid béo có trong dầu cọ), theo trang incidecoder thì khả năng tạo nhân mụn của hoạt chất này ở mức từ trung bình-khá cao (2-4). Phức hợp Polyacrylamide - C13-14 Isoparaffin - Laureth-7 đến từ dầu thực vật/ dầu mỏ sẽ giúp bạn khóa ẩm cực tốt, khóa giùm luôn cả bụi bẩn nhân mụn dầu thừa nếu như bạn đang có chúng trên mặt.
- Nên dùng cho da sau điều trị peel, laser khô và kích ứng, cháy nắng, viêm da tiếp xúc dị ứng/ kích ứng, eczema, vảy nến, da mới bong còn non, da đang nhạy cảm do dùng Isotretinoin/ Tretinoin/ Benzoyl Peroxide, làm dịu vết côn trùng cắn, dùng được cho trẻ em bị chàm sữa (viêm da cơ địa)…
- Nên bôi theo điểm/ vùng kích ứng. Không nên bôi toàn mặt trừ khi diện tích bong và kích ứng là toàn mặt
- Không dùng như kem dưỡng thông thường, khi nào da về bình thường thì chuyển sang bôi loại khác, bôi mấy cái này mùa đông còn đỡ, mùa hè miền Bắc hoặc miền Trung/ miền Nam chỉ khiến bí da lên mụn khổ lắm.
Các bạn lên web chính hãng của các sản phẩm này, sẽ thấy sản phẩm được ghi nhãn non-comedogenic/ không gây mụn. Nhưng khoan, hãy nhìn xem họ thử nghiệm trên đối tượng nào nhé, với Bioderma Cicabio, kết luận đó được đưa ra khi thử nghiệm trên làn da từ khô đến rất khô và nhạy cảm.
Tóm lại, đây là những sản phẩm phục hồi da đình đám của các thương hiệu. Tuy nhiên mình mong muốn các sản phẩm được dùng đúng với ý nghĩa, thành phần và công dụng của chúng. Các sản phẩm này sẽ rất phù hợp khi dùng với những làn da khô và hư tổn như viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da tiếp xúc, với khả năng ngăn mất nước cho da, hỗ trợ phục hồi hàng rào bảo vệ da sau peel, sau treatment "nặng đô" hoặc như mình thấy hay được sử dụng nhất là sau laser. Đồng thời khi sử dụng, nên sử dụng tại những vùng da hư tổn cần điều trị, không nên và cũng không cần thiết bôi sang những vùng khác.
hiện nay các chị em đang có xu hướng dùng nhiều các sản phẩm treatment mạnh: bha, aha, retinol tuy nhiên một số trường hợp gặp "tác dụng phụ" khi dùng khiến da mẩn đỏ, kích ứng hoặc nổi mụn. bác sĩ có thể cho một vài lời khuyên khi muốn thêm các sản phẩm treatment vào chu trình chăm sóc da hàng ngày?
Trong quan điểm của mình, da cũng giống như các cơ quan khác trong cơ thể: phải có bệnh mới cần điều trị (treatment). nếu da bạn bẩm sinh đã có làn da ổn, đẹp thì không nên sử dụng các sản phẩm chứa bha, aha, retinol một cách tùy ý. đây là những sản phẩm để "điều trị" chứ không phải là dưỡng ẩm hay làm sáng da đơn thuần. hơn nữa, các hoạt chất này trước khi cho chúng ta một làn da đẹp đẽ thì hầu hết phải trải qua giai đoạn "làm quen" với các dấu hiệu kích ứng da kể trên: đẩy mụn, kích ứng, mẩn đỏ. do vậy, điều đầu tiên đó là xác định xem bạn có cần thiết phải thêm chúng vào skincare routine hay không? sau đó là tìm người hướng dẫn cho bạn, giúp bạn lựa chọn loại hoạt chất và nồng độ phù hợp khi sử dụng.
Trong quá trình sử dụng, các sản phẩm cấp nước và dưỡng ẩm da là luôn phải có sẵn để nhanh chóng xử trí các trường hợp kích ứng da. Mọi người nên chuẩn bị mặt nạ miếng, serum, kem dưỡng có chứa các thành phần B5, ceramide, trà xanh, hoa cúc, rau má, ngải cứu… để làm dịu da và hồi phục da tốt nhất có thể.
Mùa đông, da thường khô hơn, vậy có nên sử dụng các sản phẩm peel da không thưa bác sĩ? Và nếu peel da thì các chị em cần lưu ý những vấn đề gì?
Peel da là biện pháp giúp lấy bỏ lớp tế bào da phía trên, giúp làm mịn bề mặt da đồng thời giúp trẻ hóa, trắng sáng làn da. Chúng ta có thể sử dụng một số sản phẩm peel tại nhà hoặc peel chuyên dụng tại clinic.
Mùa nào trong năm cũng có thể làm đẹp bằng phương pháp này. Tuy nhiên trong mùa đông, da sẽ dễ khô nẻ hơn. Do đó khi peel, chúng ta cần lựa chọn loại peel nhẹ nhàng với da hơn, đồng thời cấp ẩm và phục hồi da nhiều hơn.
Retinol (vitamin a "chính danh") là hợp chất nổi tiếng với khả năng trẻ hóa da vượt trội, được khoa học chứng minh rằng có khả năng làm chậm quá trình lão hóa da. đối với các bạn muốn sử dụng retinol, trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm, tuy nhiên retinol dù ở nồng độ nào cũng có thể có tỷ lệ nhỏ gây kích ứng cho da.
Bên cạnh đó, hiện nay có một số sản phẩm chứa các dạng "tiền chất vitamin a" tác dụng tuy có phần chậm hơn nhưng hầu như rất hiếm gây kích ứng trên da. do đó các bạn mới sử dụng treatment nếu e ngại về retinol có thể tham khảo các sản phẩm này, tiêu biểu như rejuve interactive cell renewal. loại serum đặc biệt này chiết xuất từ hạt rosa mosqueta có chứa 3.5% pro-vitamin a dưới dạng β-carotene, kết hợp thêm vitamin c và gamma linolenic acid rất có lợi cho da, giúp làm sáng và nuôi dưỡng da mềm mại, giảm thiểu tối đa được các tác dụng không mong muốn như khô da, kích ứng và bong tróc da.
Tuy nhiên, với mọi sản phẩm treatment, mình luôn khuyên các khách hàng/ bệnh nhân của mình cần tìm tới bác sĩ da liễu trước khi quyết định sử dụng. trên thực tế, làn da của mỗi người là rất khác nhau, do đó chúng ta không có sản phẩm hay hoạt chất nào là thích hợp với mọi loại da. các bạn nên tham khảo ý kiến chuyên môn trước khi dùng các hoạt chất treatment nói chung và retinol nói riêng.