Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Bác sĩ Nhi giải đáp một loạt thắc mắc cho cha mẹ về việc chăm con trong mùa dịch COVID-19

Có nhiều câu hỏi được đặt ra là làm sao bảo vệ trẻ em trong thời dịch bệnh hoành hành. Cho dù trẻ con thường bệnh nhẹ hơn so với người lớn, nhưng lại có thể là nguồn lây nhiễm cho người lớn và người già trong gia đình, nên cũng phải rất cẩn thận.

Trong tình hình Bộ Y tế khuyến cáo mọi người hạn chế ra ngoài khi không có việc thực sự cần thiết như hiện nay, bác sĩ Nhi khoa Trương Hoàng Hưng, hiện đang công tác tại bang Texas (Hoa Kỳ) đã Trẻ có thể chơi với bạn bè không? - Không!

Trong thời điểm này để làm chậm dịch, chúng ta phải thực hiện cách ly vật lý (social distance), có nghĩa là giữ khoảng cách ít nhất 2m với bất cứ người nào không phải trong gia đình. Trẻ con nhiễm bệnh thường nhẹ, nhưng khi mắc bệnh là nguy cơ cao lây nhiễm cho các người khác trong gia đình, đặc biệt người già yếu, có bệnh nền.

Trẻ có thể chơi ở sân chơi không? - Không!

Ở sân chơi công cộng, rất khó để giữ khoảng cách an toàn giữa các trẻ. Ngoài ra các dụng cụ, đồ chơi trong công viên không được khử trùng và được rất nhiều người chạm vào. Virus COVID-19 có thể sống vài ngày trên bề mặt dụng cụ nên không an toàn. Sân chơi gia đình thì an toàn thoải mái.

Bạn có thể đi dạo không? - Có!

Bạn vẫn có thể đi dạo xung quanh, trong công viên, chỉ cần bạn giữ khoảng cách an toàn với người xung quanh, không chạm vào các thứ xung quanh, rửa tay khi về nhà.

Tuy nhiên nếu bạn đang trong thời gian cách ly vì có nguy cơ mắc bệnh hoặc có bệnh, bạn nên có một phòng riêng, dùng phòng vệ sinh riêng, rửa tay trước và sau khi có tiếp xúc với người nhà, dù là chỉ đưa một đĩa thức ăn. Bạn cũng nên đeo khẩu trang trong nhà và khi ra ngoài nhằm hạn chế nguy cơ lây lan.

Bạn có nên tiếp tục cho gia sư, người dọn dẹp, người giữ trẻ tới nhà không? - Không!

Đây là vi phạm quy tắc cách ly vật lý và có nguy cơ nhiễm bệnh. Nên chuyển sang học online tại nhà. Gia đình cùng nhau dọn dẹp nhà cửa. Các bạn phải gửi con đi làm, phải rất cẩn thận vì các nơi giữ trẻ có thể là nguồn lây nhiễm.

Bạn có nên đi mua sắm vật dụng thiết yếu, Thu*c men, thức ăn hay không?

Nếu bạn không trong diện đang cách ly thì có thể đi mua sắm những thứ thiết yếu. Nên hạn chế số lần phải đi, nhưng không nên mua trữ quá nhiều. Nên đi giờ vắng người, lau chùi tay nắm xe đẩy với giấy khử trùng, đi càng nhanh càng tốt, xong thì rửa tay với cồn, về nhà thì rửa tay sạch sau khi xử lý các món vừa mua. Nhớ giữ khoảng cách với người xung quanh.

Có nên đến phòng tập thể dục không? - Không!

Phòng tập thể dục là nơi rất dễ lây lan, cùng lý do với sân chơi trẻ em.

Nên tập các môn có thể dục tại nhà, hay một mình như chạy bộ.

Có nên đưa trẻ đi khám bệnh không? - Vẫn đi nếu thật cần thiết!

Khi dịch COVID-19 hoành hành thì con bạn vẫn có thể bị bệnh, vẫn phải chích ngừa, nên vẫn phải đi khám nếu thật cần thiết. Tuy nhiên tuỳ theo điều kiện phòng khám mà có các biện pháp giảm thiểu nguy cơ khác nhau.

Các trường hợp có triệu chúng thường được khám trong khoảng giờ nhất định, một khu cố định trong phòng khám, hoặc ngay cả chọn riêng một phòng khám nếu có nhiều phòng khám. Phòng chờ thường được chia ra làm hai, phòng khám cũng chia làm hai.

Các bệnh có nguy cơ thường được cho vào 1-2 phòng dành riêng, nhân viên sẽ áp dụng các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Chú ý liên hệ bác sĩ tái khám nếu con bạn hay bạn có các bệnh mãn tính, đừng để vì COVID-19 mà làm bệnh của mình và của con mất kiểm soát.

Vài nét về tác giả

Bác sĩ Trương Hoàng Hưng là một bác sĩ nhi khoa người Việt đang sinh sống và làm việc tại bệnh viện của bang Texas (Mỹ). Tự nhận mình là người "hay lo chuyện bao đồng", bác sĩ đã chia sẻ rất nhiều bài viết hay dưới góc nhìn khoa học rất bổ ích cho các mẹ nuôi con nhỏ.

Trên aFamily, bạn có thể tìm đọc những bài viết của bác sĩ TẠI ĐÂY.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/bac-si-nhi-giai-dap-mot-loat-thac-mac-cho-cha-me-ve-viec-cham-con-trong-mua-dich-covid-19-20200327112145046.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tôi và em có một sợi dây vô hình kết nối với nhau hơn 5 năm. Tôi không chỉ dùng Thu*c mà còn dùng tình cảm của một người thầy Thu*c để hóa giải dần chứng bệnh của em.
  • Trầm cảm là một căn bệnh thực sự có ảnh hưởng đến cả người lớn lẫn trẻ em. Trong thực tế, ngay cả trẻ dưới 3 tuổi cũng có thể mắc chứng bệnh này.
  • BS Phan Văn Hoàng, khoa cấp cứu BV Bình Dân (TPHCM) cho biết: Cuối tuần qua, khoa đã xử lý một trường hợp bị sỏi kẹt niệu đạo bằng cách cho bệnh nhân tiểu ra sỏi.
  • Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn ngăn chặn các chất khoáng trong nước tiểu làm các tinh thể lắng đọng trong thận, gặp một số điều kiện thuận lợi dần dần tạo thành sỏi.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Có một điều thú vị cha mẹ nên biết, tuổi lên 2 chính là “tuổi nói không” ở trẻ và nếu biết cách sẽ không những khắc phục được sự ương bướng ở con mà còn là cơ hội rất tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY