Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bàn chải đánh răng dùng bao lâu thì nên thay?

Có câu nói bàn chải đánh răng 3 tháng không thay còn bẩn hơn tất 3 tháng không thay, lại có câu bàn chải đánh răng 3 tháng không thay còn bẩn hơn bồn cầu hàng chục lần.

Giống như mọi vật dụng khác, bàn chải đánh răng luôn có một hạn sử dụng nhất định. Do đó, người dùng cần phải chú ý thay bàn chải mới thường xuyên để đảm bảo việc vệ sinh răng miệng đạt kết quả tốt nhất. Vậy bàn chải đánh răng bao lâu thay một lần? Bảo quản ra sao? Trong phạm vi nội dung bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết hơn về vấn đề này. Hãy cùng dành ra ít phút để tìm hiểu ngay nhé!

Bao lâu thì nên thay bàn chải đánh răng?

Về tần suất thay bàn chải đánh răng, người ta thường chấp nhận rằng nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng một lần, vì hầu hết mọi người sử dụng bàn chải đánh răng trong khoảng 3 tháng trước khi lông bàn chải bị cong và mòn, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả làm sạch răng và cần phải được thay thế kịp thời.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong điều kiện sử dụng thông thường, không có sự khác biệt đáng kể về hiệu quả của bàn chải đánh răng cũ và bàn chải đánh răng mới trong việc loại bỏ mảng bám sau khi sử dụng trong 3 tháng.

Ảnh minh hoạ.

Dù vậy, hiệp hội nha khoa Mỹ (ADA) đã có khuyến cáo đối với một người chải răng 2 lần mỗi ngày thì cần phải thay bàn chải định kỳ 3-4 tháng. Một khi các sợi lông bắt đầu bị cong thì bàn chải cần phải thay vởi nó không còn hiệu quả làm sạch nữa.

Một cách khác để xác định khi nào cần thay bàn chải chính là tập thói quen đánh lưỡi quanh các răng sau khi chải răng để đánh giá độ sạch và trơn bóng của răng. Khi các cảm giác sạch và trơn bình thường không còn nữa thì cũng là lúc chúng ta cần phải thay bàn chải mới.

Cách bảo quản bàn chải đánh răng

- Để giữ cho bàn chải đánh răng luôn được sạch sẽ, hạn chế tích tụ vi khuẩn, nấm, vi rút gây hại cho sức khỏe bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

- Tuyệt đối không được dùng chung bàn chải đánh răng với bất kỳ ai kể cả người thân của mình.

- Có thể dùng nước ấm để rửa sạch qua bàn chải trước khi sử dụng.

- Khi đã chải răng xong hãy rửa thật sạch bàn chải dưới vòi nước chảy mạnh. Sau đó vẩy cho ráo nước và đặt với một góc nghiêng để đầu lông bàn chải dễ thoát nước, nhanh khô ráo.

- Không bảo quản bàn chải ở gần bệ toilet và những nơi có môi trường ẩm ướt cao. Đồng thời chú ý không đặt bàn chải của các thành viên trong gia đình quá gần nhau để tránh đầu lông bàn chải tiếp xúc lây nhiễm chéo vi khuẩn với nhau.

- Bên cạnh việc bảo quản bàn chải đúng cách, mỗi người cũng cần hình thành thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn 2 – 3 lần/ngày.

- Lựa chọn bàn chải lông tơ mềm, kích cỡ phù hợp với khuôn hàm để dễ dàng di chuyển làm sạch ở mọi ngóc ngách trong khoang miệng. Cần ghi nhớ chải răng với lực nhẹ nhàng theo chiều dọc, tuyệt đối không chải quá mạnh theo chiều ngang.

- Sau khi ăn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch súc miệng hằng ngày để tăng cường diệt khuẩn, giữ cho răng luôn sạch khỏe, hơi thở thơm mát.

- Một vấn đề quan trọng cần lưu ý đó là cứ mỗi 6 tháng nên sắp xếp thời gian đến nha khoa để thăm khám, cạo vôi răng định kỳ nhằm đảm bảo duy trì sức khỏe răng miệng tốt nhất, tránh bệnh răng miệng phát sinh.

Theo SHTT&ST

Link bài gốc Lấy link

https://sohuutritue.net.vn/ban-chai-danh-rang-dung-bao-lau-thi-nen-thay-d180984.html

Theo SHTT&ST

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/ban-chai-danh-rang-dung-bao-lau-thi-nen-thay/20231226091915405)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bạn hãy cẩn thận với những món ăn lạ trên đường du hí nhé bởi nếu bị đau bụng thì sẽ mất vui cả chuyến đi.
  • Ngày 15/4 tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Báo Sức khoẻ Đời sống đã ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2015-2017 và hợp đồng hợp tác tuyên truyền năm 2015.
  • Siêu thị thực phẩm sạch - rau an toàn Tây Thành tại số 288 đường Nguyễn Trãi, phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa bày bán nhiều mặt hàng quá hạn sử dụng và không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác; nhiều mặt hàng ngoại không dán tem nhãn phụ.
  • Vật dụng và những thói quen xung quanh nơi bạn làm việc, có thể gây ra vô số những vấn đề sức khỏe lâu dài.
  • Em có người bạn chung phòng bị sùi mào gà, em không biết bệnh này có lây qua khi tiếp xúc, qua các vật dụng trung gian hay không?
  • Hóa chất độc hại có trong những vật dụng hàng ngày như kem đánh răng, xà phòng tắm hay nệm và thảm có thể gây vô sinh.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY