Tình yêu và giới tính hôm nay

Bạn còn chờ gì mà không hạnh phúc từ bây giờ?

(MangYTe) - Cuối năm 2007, tôi may mắn đọc được cuốn sách “10 điều tạo nên số phận” của nữ nhà báo Mỹ Maria Shriver. Từ khi đọc cuốn sách này, tôi dần trở nên thôi không so sánh mình với người khác nữa, và cũng không ước ao mình sẽ là người khác...

Trong sách, tác giả Maria Shriver chia sẻ cách bà thôi không tự hành hạ mình, đó là chấm dứt trạng thái không hài lòng, chấm dứt việc làm cho mình có cảm giác bất lực khi so sánh bản thân với người khác nhằm làm cho ta cảm thấy kém cỏi.

Maria Shriver nói rằng bà đã thôi không so sánh bản thân với bất kỳ ai khác bởi “So sánh cảm giác nội tâm (tồi tệ) của bạn với vẻ ngoài (vĩ đại) của người khác là thừa nhận thất bại”.

Tôi hoàn toàn đồng ý với Maria Shriver. Bởi lẽ những gì chúng ta đang nhìn thấy ở người khác chính là những thứ mà họ chủ tâm trưng ra để cho chúng ta thấy, chứ không phải là tất cả con người họ.

Thêm nữa, khi nhìn thấy một thành tựu nào đó của người khác, chính là chúng ta đang nhìn thấy kết quả, chứ chúng ta không thể nhìn thấy được quá trình (hoặc chỉ nhìn thấy một phần của quá trình). Chúng ta không thể biết được họ đã tốn công sức ra sao, đã từng thất bại như thế nào, hoặc thậm chí đã phải đánh đổi và trả giá như thế nào để có được kết quả cuối cùng mà chúng ta đang nhìn thấy. Giả sử, nếu chúng ta biết tường tận được quá trình (để dẫn đến kết quả đó), chắc gì chúng ta đã muốn trả giá để được như họ?

Điều quan trọng hơn nữa là, chúng ta không thể biết được mục đích của người khác. Thành tựu họ đạt được mà bạn đang nhìn thấy có thể chỉ là một mục tiêu (nhỏ) trong quá trình đạt được mục đích (lớn hơn) của họ. Bạn biết gì về mục đích (lớn) của người ta mà ở đó xuýt xoa với mục tiêu (nhỏ) đó? Và bạn có đề ra mục tiêu, mục đích đó đâu mà thảng thốt khi thấy người ta đạt được thành tựu của họ? Nói như mục sư John Mason là “Bạn không có quyền gì với những thứ mà mình không theo đuổi”.

Vậy nên thay vì nhìn ngó sang người khác thì tập trung vào mục tiêu (ngắn hạn) của mình để đạt được mục đích (dài hạn), và luôn nhớ tận hưởng hạnh phúc khi đang trong hành trình ấy. Bởi lẽ, bạn còn chờ gì nữa mà không hạnh phúc NGAY BÂY GIỜ, khi bạn đang còn sống?

Theo Facebook Vũ Thị Minh Thương

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/ban-con-cho-gi-ma-khong-hanh-phuc-tu-bay-gio-20191126093549981.htm)

Tin cùng nội dung

  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Năm mẹo nhỏ của chúng tôi nhằm giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn, có kiểm soát và có khả năng đối phó tốt hơn với những thăng trầm trong cuộc sống.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Bộ phận nhạy cảm này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn thể chất khỏe mạnh, đời sống T*nh d*c như ý của các chị em.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY