Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bảo đảm điều trị ARV bền vững

Tổng kinh phí để điều trị ARV miễn phí cho các bệnh nhân HIV là khoảng 420 tỷ đồng mỗi năm. Trong đó, 95% số Thu*c được tài trợ.
Tổng kinh phí để điều trị ARV miễn phí cho các bệnh nhân HIV là khoảng 420 tỷ đồng mỗi năm. Trong đó, 95% số Thu*c được tài trợ. Tuy nhiên, khi viện trợ quốc tế cho hoạt động này chấm dứt vào năm 2017, giải pháp nào để bảo đảm những người có HIV tiếp tục được điều trị ARV?

Vai trò của điều trị bằng ARV

ARV là Thu*c được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1987 trong điều trị cho người nhiễm HIV. Với tác động ức chế sự nhân lên của HIV, Thu*c ARV có khả năng phục hồi sức đề kháng của cơ thể, giúp người nhiễm HIV sống khỏe hơn, kéo dài tuổi thọ đồng thời làm giảm khả năng lây truyền HIV từ mẹ sang con và giảm nhiễm HIV mới trong cộng đồng. Từ năm 2004, người nhiễm HIV tại Việt Nam đã được điều trị bằng ARV.

Việc điều trị bằng Thu*c ARV đem lại hiệu quả cao khi kết hợp ít nhất ba loại Thu*c ARV có tác dụng cải thiện chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV, giúp họ sống lâu hơn, khỏe hơn, đồng thời làm giảm lây truyền HIV sang người khác do tác dụng ức chế sự nhân lên của HIV trong cơ thể người. Với sự hỗ trợ của quốc tế, việc điều trị bằng Thu*c ARV được triển khai thí điểm năm 2004 với 500 bệnh nhân đã tăng lên gần 100.000 trường hợp ở giai đoạn hiện nay.

Cần duy trì điều trị ARV miễn phí

Tại tọa đàm trực tuyến điều trị ARV bền vững">bảo đảm điều trị ARV bền vững do Cổng thông tin điện tử Chính phủ thực hiện mới đây tại Hà Nội, TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, cả nước hiện có 227.000 người nhiễm HIV. Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn. Trong số này, số người được điều trị ARV là 100.000 người, chiếm chưa tới 50%.

Tổng kinh phí để điều trị ARV miễn phí cho các bệnh nhân HIV là khoảng 420 tỷ đồng mỗi năm. Trong đó, 95% số Thu*c được tài trợ. “Điều trị Thu*c ARV là nhu cầu thiết yếu của người có HIV. Thời gian tới, nguồn viện trợ bị cắt giảm và không duy trì được việc điều trị thì tỷ lệ người nhiễm HIV Tu vong sẽ cao hơn, nguy cơ lây nhiễm bệnh cao hơn” - TS. Nguyễn Hoàng Long khẳng định.

Cũng theo TS. Nguyễn Hoàng Long, việc điều trị ARV phải đảm bảo nghiêm ngặt theo phác đồ như uống Thu*c đúng giờ, đúng liều lượng và uống thường xuyên hàng ngày. Nếu không được điều trị thường xuyên, bệnh nhân rất dễ lâm vào tình trạng kháng Thu*c. Khi đó, sẽ phải nâng lên điều trị ở phác đồ bậc hai, cao hơn, tốn kém hơn.

Cụ thể, nếu điều trị theo phác đồ thông thường, chi phí uống ARV cho một bệnh nhân có HIV một năm là hơn 3 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu phải tăng lên điều trị theo phác đồ bậc 2, con số này là hơn 20 triệu đồng, cao gấp 6, 7 lần.

Anh Nguyễn Văn Thoan, người nhiễm HIV được điều trị ARV cho biết, những người có HIV đa số kinh tế rất khó khăn, lại không làm được nhiều việc như những người bình thường để có thu nhập tốt. Anh Thoan lo lắng khi bị cắt viện trợ thì “... chúng tôi cũng không biết phải trông cậy vào đâu” và mong sao “khi nước ngoài cắt viện trợ, Bảo hiểm y tế sẽ đứng ra hỗ trợ để phần nào giảm bớt khó khăn cho người bệnh”.

Người có HIV nên tham gia Bảo hiểm y tế

“Người có HIV nên tham gia bảo hiểm y tế để được hưởng chính sách điều trị ARV”, đây là lời khuyên của TS. Phạm Lương Sơn - Trưởng ban Thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại buổi tọa đàm. TS. Sơn cũng cho biết thêm: “Chúng tôi xác định khi nguồn viện trợ bị cắt thì phải góp phần cùng các nguồn tài chính khác để mua Thu*c, phục vụ nhu cầu của người bệnh. Đây là trách nhiệm của Bảo hiểm y tế”. Hiện Thu*c ARV đã được đưa vào trong danh mục Thu*c được Bảo hiểm y tế chi trả. Tuy nhiên, thống kê của Bảo hiểm y tế cho thấy, chỉ 30% người có HIV tham gia bảo hiểm y tế, 70% còn lại không tham gia. Đến thời điểm này, theo TS. Phạm Lương Sơn, quỹ Bảo hiểm y tế có thể cân đối được, không có nguy cơ vỡ quỹ Bảo hiểm y tế khi đưa ARV vào danh mục Thu*c được chi trả.

Nguyễn Hạnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bao-dam-dieu-tri-arv-ben-vung-18970.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Nếu không đủ thời gian để duy trì những thói quen sinh hoạt tốt cho cơ thể, bạn có thể tham khảo một vài mẹo chỉ tiêu tốn 1 phút mỗi lần dưới đây để có thể kéo dài tuổi thọ.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY