Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã nhận định: Dịch SXH trên cả nước đang diễn biến khá phức tạp, với số người mắc tiếp tục tăng cao.
sốt xuất huyết (SXH) là bệnh nhiễm trùng cấp do siêu vi Dengue, muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh, đây là loại muỗi sống ở những nơi bùn lầy nước đọng chung quanh nhà, hoặc các nơi ẩm thấp tối tăm trong nhà.
Biểu hiện là xuất huyết da, niêm mạc và trụy tim mạch, dễ đưa đến Tu vong nếu điều trị không kịp thời và không đúng mức.
SXH thường xảy ra ở trẻ em tuổi từ 2 đến 9 tuổi, càng lớn càng ít bị. Ðặc biệt trẻ càng bụ bẩm khi mắc bệnh dễ có khuynh hướng diễn tiến nặng.
Bệnh thường xảy ra vào đầu mùa mưa, cao điểm vào khoảng tháng 6 đến tháng 10 âm lịch (trong đó tập trung chủ yếu vào tháng 9 và tháng 10).
Trước đây, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 80.000 đến 100.000 ca mắc SXH. Năm 2010, cả nước có 119.100 ca mắc bệnh SXH, trong đó có 89 ca Tu vong.
Bước sang năm 2011, ngay từ những tháng đầu năm, dịch SXH đã có những dấu hiệu bất thường. Tích lũy số ca mắc
sốt xuất huyết dengue 6 tháng đầu năm 2011 là 20.511 ca, trong đó có 22 ca Tu vong; so với cùng kỳ năm 2010 (23.146 ca mắc/23 ca Tu vong), số mắc giảm 11,3%, số Tu vong giảm 1 ca.
Phân bố theo độ lâm sàng ghi nhận 17.502 trường hợp mắc
sốt xuất huyết dengue độ I, II chiếm 85,3% và 2.167 trường hợp độ III, IV chiếm 14,7% tổng số mắc; 100% trường hợp Tu vong do
sốt xuất huyết độ III, IV (năm 2010 là 21.066 trường hợp độ I, II chiếm 93% và 1.599 trường hợp độ III, IV chiếm 7%).
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã nhận định: Dịch SXH trên cả nước đang diễn biến khá phức tạp, với số người mắc tiếp tục tăng cao.
Trong tháng 7, cả nước có hơn 5000 người mắc bệnh và tính 7 tháng đầu năm, thì số người mắc SXH lên tới gần 23.000 người, trong đó 22 ca Tu vong. Thế nhưng, đến thời điểm giữa tháng 8, cả nước đã phát hiện hơn 31.900 trường hợp mắc SXH, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2010, số Tu vong đã lên tới 27 ca.
Các địa phương có số người mắc SXH cao là: TPHCM hơn 5000 trường hợp; Cà Mau hơn 2000 trường hợp; An Giang, Bình Dương, Đồng Nai hơn 1000 trường hợp… Song, báo động hơn cả là dịch SXH đã bắt đầu “chuyển vùng” ra các tỉnh, thành phố phía Bắc và số bệnh nhân mắc SXH cũng đang tăng mạnh.
Cụ thể là, trong 6 tháng đầu năm nay, tại miền Bắc có 426 ca SXH, tập trung tại các địa phương: Hà Nội (287 ca), Thái Bình (40 ca), Nam Định (30 ca)... Theo nhận định của các chuyên gia dịch tễ, miền Bắc đang tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch SXH.
Hiện nay, chưa vào tháng cao điểm của mùa dịch, thế mà số lượng mắc và Tu vong do SXH đã rất cao và bùng phát trên diện rộng thì quả là đáng báo động.
Các chuyên gia trong lĩnh vực y tế dự phòng đưa ra nhận định, tháng 9 và 10 tới dịch SXH sẽ bùng phát mạnh, có thể lây lan ra toàn quốc, khi đó tỷ lệ mắc SXH rất có thể cao gấp 3 đến 4 lần so với số mắc hiện nay.
Để phòng, chống dịch SXH lan rộng, ngành y tế đã đề ra nhiều biện pháp tích cực trong đó đã xuất cấp (không thu tiền) 22.500 chai Thu*c Dextran 40/Nacl thuộc hàng dự trữ quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho các cơ sở khám, chữa bệnh công lập trên toàn quốc phục vụ công tác điều trị bệnh SXH cho nhân dân
Trong lúc bệnh tay chân miệng đang diễn biến phức tạp thì bệnh SXH đã vào mùa, số ca nhập viện tăng dồn dập.
Dịch đang chồng dịch, do vậy các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là ngành y tế cần chủ động để ngăn chặn dịch bệnh không để bùng phát trên diện rộng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Đối với các đơn vị lực lượng vũ trang, hiện nay, đang bắt đầu vào mùa mưa bão, bộ đội huấn luyện ngoài thao trường và hành quân dã ngoại giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ nhiều nên công tác phòng tránh dịch bệnh nói chung và dịch SXH nói riêng cần phải đặc biệt quan tâm.
Cụ thể là, chỉ huy các đơn vị cần chỉ đạo lực lượng quân y, hậu cần duy trì tốt các bữa ăn cho bộ đội (nóng, đủ dinh dưỡng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm); khi bộ đội huấn luyện ngoài thao trường, hành quân dã ngoại giúp dân… cần có biện pháp phòng tránh muỗi đốt.
Đồng thời tích cực kiểm tra, theo dõi sức khỏe cho bộ đội. Nếu phát hiện ở đơn vị mình có bệnh nhân SXH thì phải đưa đến cơ sở quân y gần nhất để điều trị và tiến hành dọn dẹp vệ sinh môi trường và phun Thu*c diệt muỗi xung quanh đơn vị.
Theo TS Nguyễn Thu Hương - Quân đội nhân dân