Kinh tế xã hội hôm nay

Bạo hành trẻ em: Sao cứ mãi xảy ra?

(MangYTe) - Vụ việc mẹ đẻ và cậu ruột bạo hành, chăn dắt chính con ruột, cháu ruột mình hành nghề ăn xin khi tuổi đời còn rất nhỏ, thậm chí cậu ruột còn quan hệ loạn luân với hai cháu ruột gây nên những tội ác tột cùng, đang khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Cùng với sự đau xót và yêu cầu xử thật nghiêm những kẻ vô đạo đức này, một lần nữa, câu hỏi tại sao việc bạo hành trẻ em diễn ra trong một thời gian dài như vậy mà không bị phát hiện, không được ngăn chặn kịp thời lại đặt ra.

 Chân dung mẹ đẻ và cậu ruột bạo hành chính con ruột, cháu ruột mình

Sau khi vụ việc được phát hiện, cơ quan công an vào cuộc, chắc chắn rằng, những hành vi không còn tính người của người mẹ, người cậu này bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật; những em bé trong vụ việc này cũng sẽ thoát khỏi sự bạo hành về thể xác. tuy nhiên, điều dư luận băn khoăn là hậu quả tâm lý của vụ việc trên đối với các em sẽ còn kéo dài, sự ám ảnh sẽ khó có thể nguôi ngoai. từ vụ việc không thể tưởng tượng được này, chúng ta lại nghĩ về không ít những vụ việc đã từng làm dư luận đau xót. như vụ việc những đưa trẻ bị chính người thân của mình bạo hành đến mức gãy xương sườn, rạn sọ não; bị tra tấn bằng cách đánh lõm đầu, dí thanh sắt nung đỏ vào má, vào tay khiến cháy da, sém thịt…

Hiện nay, công tác bảo vệ quyền trẻ em đang được chính quyền, các hội, nhóm, đoàn thể và trường học tích cực tuyên truyền, vào cuộc, nhưng dường như vẫn chưa đủ. những vụ việc như trên vẫn cứ xảy ra, gây nhức nhối toàn xã hội. biện pháp nào chặn đứng vấn nạn nhức nhối này, để không còn cảnh những đứa trẻ bị hành hạ liên tục được đặt ra. điều đáng nói hơn, rõ ràng trẻ nhỏ cần được cảm thấy an toàn trong gia đình, nhưng một số gia đình lại là nơi ẩn chứa nhiều nguy cơ thiếu an toàn cho trẻ. như con số đã được chính cơ quan chức năng đưa ra trên diễn đàn quốc hội, có đến hơn 65% trong tổng số vụ bạo lực trẻ em xảy ra do chính người thân.

Rất nhiều nguyên nhân được đưa ra biện minh, từ trình độ văn hóa thấp, cái nghèo, không hiểu biết về pháp luật… nhưng ở đây phải nói đến nguyên nhân còn bởi chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội thiếu sâu sát nên đã để xảy ra nhiều vụ xâm hại, bạo hành trẻ em gây hậu quả rất thương tâm. cũng theo thống kê, có đến 17 cơ quan làm công tác bảo vệ trẻ em, nhưng sự kết nối, phối hợp lại chưa chặt chẽ, nên có lúc dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc” và cơ quan chức năng chỉ vào cuộc khi vụ việc đã được phát hiện, đã làm xôn xao dư luận.

Thiết nghĩ, để không còn những câu chuyện đau lòng xảy ra với trẻ em như câu chuyện trên, vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, của các cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải đặt lên hàng đầu. sự sâu sát cơ sở, nắm bắt đời sống người dân, sẽ ít nhiều có sự vào cuộc kịp thời, ngăn chặn sớm. cùng với đó, cần tạo làn sóng dư luận xã hội mạnh mẽ thông qua các kênh thông tin để thúc đẩy cộng đồng và các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội cùng vào cuộc hành động một cách mạnh mẽ và thực chất hơn. đồng thời, thay đổi cách thức tuyên truyền, để chính trẻ có nhận thức là mình có quyền được bảo vệ khỏi nạn bạo hành bất kể dưới hình thức, mức độ nào và bất cứ ai.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/bao-hanh-tre-em-sao-cu-mai-xay-ra-395425.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY