Tâm sự hôm nay

Bảo hiểm T*i n*n lao động, bệnh nghề nghiệp: Người lao động cần biết

Nghị định số 88/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm T*i n*n lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, trong đó quy định hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.

Theo nghị định số 88/2020/nđ-cp , người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí để khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động khi người lao động có đủ các điều kiện: có thời gian đóng bảo hiểm T*i n*n lao động, bệnh nghề nghiệp (tnlđ-bnn) đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động; đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Về mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp, mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do bộ trưởng bộ y tế ban hành tại thời điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 800 nghìn đồng/người/lần khám. số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 2 lần và trong 1 năm chỉ được nhận hỗ trợ 1 lần.

Người lao động được hưởng chế độ từ quỹ T*i n*n, bệnh nghề nghiệp của cơ quan bảo hiểm. (ảnh minh họa)

người lao động được hưởng chế độ từ quỹ T*i n*n, bệnh nghề nghiệp của cơ quan bảo hiểm. (ảnh minh họa)

Về thời gian, tiền lương tháng làm căn cứ tính hưởng chế độ TNLĐ-BNN, Nghị định quy định như sau:

thứ nhất, thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ tnlđ-bnn là tổng thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tnlđ-bnn của nlđ, không kể thời gian đóng trùng của các hđlđ; thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tnlđ-bnn nếu không liên tục thì được cộng dồn; thời gian nlđ giữ các chức danh theo quy định tại nghị định số 09/1998/nđ-cp trước ngày 01/01/1998 mà được tính hưởng bảo hiểm xã hội thì thời gian đó được tính hưởng chế độ tnlđ-bnn.

thứ hai, thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau theo quy định của luật bảo hiểm xã hội, thời gian không làm việc hoặc nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tnlđ-bnn và tháng đó không được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tnlđ-bnn trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều 10 nghị định này.

thứ ba, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của luật bảo hiểm xã hội từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng người sử dụng lao động không phải đóng vào quỹ bảo hiểm tnlđ-bnn nhưng được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tnlđ-bnn.

Riêng đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, Nghị định quy định rõ:

Trường hợp hđlđ hết thời hạn trong thời gian nlđ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hđlđ hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tnlđ-bnn, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hđlđ hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tnlđ-bnn;

Thời gian hưởng chế độ thai sản của nlđ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 điều 31 của luật bảo hiểm xã hội không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tnlđ-bnn;

Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tnlđ-bnn, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 điều 34 của luật bảo hiểm xã hội nhưng người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tnlđ-bnn;

Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tnlđ-bnn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bao-hiem-tai-nan-lao-dong-benh-nghe-nghiep-nguoi-lao-dong-can-biet-n183706.html)

Tin cùng nội dung

  • Điện giật thường gây hàng chuỗi các tổn thương ở nhiều cơ quan do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của dòng điện.
  • Chào Mangyte, người bị viêm loét dạ dày tá tràng có lên lao động về đêm được không?
  • Dạo này tôi hay đau bụng bên trái sau cạnh sườn, đôi khi đau ở thượng vị. Đi tiểu phân lúc đầu sệt, sau đó lỏng có nhày bọt, không đen không máu. Tôi đi khám ở phòng khám tư, bác sĩ chẩn đoán bị bệnh đại tràng. Nên gia đình khuyên tôi đi BV Nhân Dân Gia Định khám và làm xét nghiệm, nội soi dạ dày luôn. Nhưng do hiện giờ tôi chưa có điều kiện đi khám. Xin hỏi nếu có bảo hiểm vượt tuyến thì có được giảm chi phí? Và giá xét nghiệm, nội soi khoảng bao nhiêu?,
  • Chào Mangyte, xin vui lòng có thể cung cấp cho tôi giá phòng/ngày của BV điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp được không? Ở BV này áp dụng chung cho các khoa hay mỗi khoa một đơn giá khác nhau? Xin chân thành cảm ơn.
  • Mình sắp đi làm việc tại Singapore, phía tuyển dụng có yêu cầu mình khám sức khỏe tổng quát theo mẫu Medical Examination Form. Vậy ở bệnh viện Nhân dân Gia Định có khám tổng quát theo dạng này không? (Mộc Linh – Đồng Nai)
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Máu, tinh dịch, dịch tiết *m đ*o, dịch nôn mửa, sữa mẹ hoặc mủ từ người bị nhiễm HIV có thể gây nhiễm. Bài viết này nói về những nguy cơ nhiễm HIV ở nhân viên y tế và những khuyến cáo giúp phòng tránh.
  • Bệnh về da và tổn thương da là những vấn đề y tế phổ biến liên quan đến công việc. Người lao động ở mọi độ tuổi và ngành nghề đều có thể gặp các vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này nói về những vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp và cách bảo vệ da tại nơi làm việc.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Khi xâm nhập vào cơ thể dù với lượng nhỏ, chì có thể tích lũy trong cơ thể theo thời gian. Khi đủ nhiều, chì có thể gây hại cho não, thận, thần kinh và các tế bào máu. bài viết này nói về những nguồn và nguy cơ nhiễm độc chì kèm cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY