Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bắt chước mạng ảo, Tu vong thật

(MangYTe)- Ở độ tuổi thích khám phá và học hỏi, muốn thử nhiều điều mới lạ giống trên mạng Internet nhưng nhiều trẻ không lường được nguy hiểm.

Ngày 25-11, cơ quan Công an huyện Trảng Bom (Đồng Nai) cho biết một vụ việc đau lòng vừa xảy ra trên địa bàn. Cụ thể, vào tối 21-11, bé VPL (tám tuổi) vào nhà vệ sinh để tắm nhưng lâu không thấy ra, người mẹ gọi cửa cũng không nghe con trả lời.

Nghi có chuyện chẳng lành, mẹ bé l. nhờ người phá cửa nhà vệ sinh và ch*t điếng khi thấy con trong tư thế treo lơ lửng sát tường, cạnh đó là chiếc áo móc trên móc treo quần áo. bé l. được đưa xuống nhưng đã ngưng thở và chẩn đoán khi đến bệnh viện (bv). gia đình cho biết bé không có bệnh tật gì nhưng thường ngày khi chơi bé thích móc áo, quần đang mặc trên người vào cành cây cho treo lủng lẳng.

Theo cơ quan chức năng, nghi vấn ban đầu bé l. với tình trạng như trên có thể do học theo “thử thách momo” trên mạng. đây là trò chơi có nội dung độc hại, hướng dẫn trẻ tự sát. khi trẻ xem video trên mạng có thể liên lạc với momo - một phụ nữ có vẻ ngoài quái dị với đầu người, mình gà, tóc đen, mắt lồi. momo sẽ điều khiển trẻ thực hiện những thử thách đáng sợ, kết thúc bằng việc tự sát.

Trường hợp bắt chước, học theo các trò chơi trên mạng không phải hiếm. Mới đây, BS Đinh Tấn Phương, Trưởng Khoa cấp cứu BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết ngày 12-10, BV tiếp nhận bé gái VTD (năm tuổi, ngụ TP.HCM) được Đội cấp cứu 115 của BV quận Tân Phú đưa đến. Gia đình cho hay bé D. học theo trò thắt cổ từ một clip trên YouTube. Khi BV tiếp nhận bé đã ngưng thở, được bóp bóng qua nội khí quản, hôn mê sâu, đồng tử giãn và tim đập rất yếu, tình trạng nguy kịch. Mặc dù được cấp cứu tích cực nhưng 4 giờ sau bé đã Tu vong.

Cũng học theo trò chơi trên mạng, vào ngày 21-11, bé trai (10 tuổi, quận 4, tp.hcm) được người nhà đưa đến cấp cứu ở bv nhi đồng 2 do vẹo cổ. mẹ bé kể khi đang làm việc ở trước nhà thì nghe con la to, chị chạy vào thấy con đang ôm cổ khóc, đầu nghiêng một bên. chị hỏi con thì bé nói do trò nhào lộn trên tiktok nên đã lộn từ trên giường xuống đất. tại bv, các bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra, đeo nẹp cố định cột sống cổ và chụp hình kiểm tra cho bé. sau ba ngày điều trị, bé phục hồi tốt, kết quả chẩn đoán hình ảnh ghi nhận may mắn bé chỉ bị chấn thương phần mềm.

Bắt chước mạng ảo, Tu vong thật - ảnh 1

Bé trai học theo trò nhào lộn trên mạng được cố định cột sống cổ để kiểm tra. Ảnh: BVCC

Khoa tâm lý BV Nhi đồng 2 thường tiếp nhận các bệnh nhi đến khám vì các rối loạn hành vi liên quan đến việc xem tivi, YouTube và các ứng dụng điện tử quá nhiều.

Các chuyên gia tâm lý khuyến cáo ngày nay thiết bị điện tử thông minh và ứng dụng đi kèm phát triển rất nhanh. Như một xu thế, trẻ làm bạn với điện thoại, tivi, YouTube... còn nhiều hơn sách vở, bạn bè. Một đứa trẻ 2-3 tuổi trở lên đã có thể sử dụng những thiết bị điện tử như máy tính, iPad, điện thoại thông minh để xem phim, hình ảnh được tải trên các nền tảng sẵn có.

Theo ths tâm lý lâm sàng hoàng dương, khoa tâm lý bv nhi đồng 1 (tp.hcm), học thông qua là đặc điểm của trẻ em. trẻ có thể học và thông qua giao tiếp với bạn cùng trang lứa, người thân gần gũi với trẻ, thậm chí là các hành vi, clip nhảm trên mạng nếu các em được tiếp cận. ths hoàng dương kể từng tiếp nhận tư vấn tâm lý cho một bé gái lớp 1. thường ngày cha mẹ bận rộn nên thường đưa điện thoại cho bé xem các video clip trên youtube. một ngày nọ, học trên mạng, bé đổ nước ra sàn nhà và hứng thú khi thấy người giúp việc giẫm phải nước té sóng soài.

Đáng chú ý, trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, nhiều trẻ ở nhà tiếp xúc với các thiết bị vi tính, tivi, game bị thay đổi tâm lý, hành vi. Có trường hợp bệnh nhi tám tuổi ở nhà cùng cha mẹ làm công an, chương trình ưa thích của họ là xem các chương trình phá án, bắt tội phạm M* t*y. Bé trai sau nhiều ngày xem các chương trình này thì bị ám ảnh tâm lý, sợ hãi bị bọn xấu buôn bán M* t*y bắt cóc.

TS tâm lý Đào Lê Hòa An, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội tâm lý học Việt Nam, chia sẻ trẻ càng nhỏ trình độ nhận thức về thế giới càng thấp, người lớn cần đóng vai trò là bộ lọc thông thái cho trẻ. Cụ thể như cần có công cụ quản lý, kiểm soát những hoạt động của trẻ trên Internet, hướng dẫn trẻ chọn lọc thông tin có ích. Nhà trường cũng nên tổ chức các buổi chuyên đề để giúp học sinh nhận diện, chọn lọc thông tin an toàn trên mạng.

Đối phó với mạng ảo làm hại con trẻ

Đối phó với mạng ảo làm hại con trẻ

(PL)- Nhân ngày Gia đình Việt Nam, hôm qua (27-6), hội quán các bà mẹ phối hợp với báo Thế Giới Tiếp Thị, Trung ương Hội Phụ nữ tổ chức tọa đàm “Khi con rơi vào vùng nguy hiểm của mạng xã hội” với sự tư vấn của các chuyên gia gồm:

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/bat-chuoc-mang-ao-tu-vong-that-953228.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY