Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bé 2 tháng tuổi nhập viện với làn da xanh tím vì ngộ độc

(MangYTe) - Với suy nghĩ ăn củ dền bổ máu, người mẹ đã ăn suốt nhiều tháng thai kỳ. Sau chào đời được hơn 1 tháng, bé đột ngột rơi vào tình trạng tím tái do ngộ độc nitrite nặng.

Ngày 23/9, thông tin từ bệnh viện nhi đồng thành phố cho biết, vừa tiếp nhận bé n.b.m. (2 tháng tuổi, nhà ở tỉnh long an) đã nhập viện với làn da xanh tím và máu màu chocolate sữa.

Vừa cho bé thở máy vì suy hô hấp nặng, các bác sĩ tiến hành xét nghiệm thì thấy nồng độ methemoglobin trong máu lớn hơn 30%.

Bé 2 tháng tuổi nhập viện với làn da xanh tím vì ngộ độc

Hiện bé đã ổn định sức khoẻ, tiếp tục điều trị viêm phổi.

BSCK2 Lê Vũ Phương Thy - Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc cho hay, từ các tài liệu, báo cáo của các trường hợp nhiễm methaemoglobinaemia ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ được ghi nhận trong những bé tiêu thụ rau cháo và súp rau đã được lưu trữ qua đêm, hoặc cho uống nước củ dền, nước củ dền pha sữa.

Qua khai thác bệnh sử cho thấy mẹ của bé đã ăn củ dền liên tục trong suốt mấy tháng thai kỳ và sau khi sinh, dù y văn không có bằng chứng độc tố truyền qua sữa mẹ, nhưng yếu tố nguy cơ mẹ ăn củ dền một thời gian dài là điểm nhấn giúp ê-kíp nghĩ ngay đến hội chứng baby blue.

Ngay lập tức, bệnh nhi được truyền methylene xanh để giải độc. Sau 2 tuần được bài trừ độc tố, bệnh nhi mới thoát cơn nguy kịch và hiện tiếp tục điều trị viêm phổi…

Bác sĩ khuyến cáo đến nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về việc độc tố có thể truyền qua sữa mẹ. tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tiêu thụ rau cháo và súp rau đã được lưu trữ qua đêm hoặc cho uống nước củ dền, nước củ dền pha sữa nguy cơ bị ngộ độc do nitrite ở mức rất cao do độ ph trong dạ dày của trẻ cao hơn so với trẻ lớn hơn hoặc người lớn, dẫn đến sự gia tăng của vi khuẩn và chuyển đổi nitrate thành nitrite. cơ thể các bé cũng ít có khả năng khử methemoglobin về trạng thái bình thường như người lớn.

Viện nhi khoa hoa kỳ đã kết luận, các thực phẩm có chứa rau được chuẩn bị tại nhà nên tránh cho trẻ dưới 3 tháng tuổi hoặc bé lớn hơn dùng để phòng tránh ngộ độc nitrite. ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, trẻ em trước độ tuổi tập ăn dặm không cần bổ sung bất kỳ loại nước uống nào.

Chí Tâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Công lý (https://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/be-2-thang-tuoi-nhap-vien-voi-lan-da-xanh-tim-vi-ngo-doc-361216.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Trứng, gan và mật cóc chứa nhiều bufotoxine, đây là chất cực độc đủ gây ch*t người với liều lượng rất nhỏ.
  • Phát hiện và can thiệp sớm trước tuổi đi học có thể tác động lớn tới khả năng học các kỹ năng và sự hòa nhập xã hội của trẻ.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Ths.BS Phạm Ngọc Thạch, phó khoa Ngoại Niệu, bBV Nhi đồng 2, TP.HCM cho biết, trong thời gian gần đây, đơn vị này liên tục tiếp nhận các trường hợp trẻ  bí tiểu vì sỏi thận.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
  • Tôi năm nay 68 tuổi, nặng 68 kg, thường xuyên bị nặng ngực và bị tăng huyết áp (15,6). Trước tôi đã khám khoa tim mạch, các BS đều kết luận tôi bị thiếu máu cơ tim có cho toa uống Thu*c nhưng chứng nặng ngực và đau âm ỉ lồng ngực vẫn không giảm. Vậy tôi xin hỏi:
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY