Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bé 2 tuổi nhét dị vật vào miệng em 3 tháng tuổi

Trong lúc chơi với em 3 tháng tuổi, anh 2 tuổi đã nhét vào miệng em dị vật là một công tắc đèn cùng với cục pin điện tử. Bệnh nhi đã được các bác sĩ BV Nhi đồng 2 xử trí bằng nội soi cấp cứu gắp dị vật ra khỏi thực quản và đường tiêu hóa.
Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM vừa tiếp nhận xử trí một trường hợp dị vật đường ăn ở bé trai tháng tuổi">3 tháng tuổi. Bệnh nhi là con bà H.T.K ở Đăk Lăk, được bệnh viện tỉnh chuyển đến ngày 12/10. Đây là trường hợp đặc biệt vì dị vật do trẻ 2 tuổi nhét vào miệng bé.

Trước đó, khoảng 19 giờ 11/10, anh của bé (2 tuổi) nhét vào miệng bé dị vật. Người nhà ngay khi phát hiện đã đưa bé đến bệnh viện tỉnh, sau đó bé được chuyển viện lên Nhi đồng 2. Tại đây, sau khi tiến hành chụp phim, các bác sĩ phát hiện dị vật là công tắc đèn còn vướng ở vị trí thực quản, cục pin điện tử đã xuống sâu hơn (ruột).

Tại khoa Liên chuyên khoa bệnh viện Nhi đồng 2, các bác sĩ đã tổ chức hội chẩn ngay tức thì và đưa ra giải pháp nội soi cấp cứu cho bệnh nhi. Sau đó bé được bác sĩ tai mũi họng nội soi và gắp dị vật ở thực quản là công tắc đèn, riêng cục pin điện tử do đã xuống ruột nên chuyển bé qua khoa tiêu hoá để theo dõi tiếp.

Trường hợp này thêm một lần nữa cảnh bảo quý bậc phụ huynh về tính nghiêm trọng của các loại đồ chơi, thức ăn có kích thước nhỏ đối với các bé. Các bé có thể nhét vào mũi, tai, nuốt vào họng hoặc nhét vào họng, mũi, tai các bé khác. Đặc biệt, cục pin điện tử là một dị vật có tính ăn mòn mạnh, không bao giờ để vật này trong tầm tay các bé. Các bậc phụ huynh cũng lưu ý không nên để trẻ 2-3 tuổi chơi với em nhỏ mà không có sự giám sát của người lớn, vì trẻ thường bắt chước động tác cho ăn của người lớn, dễ dẫn đến việc nhét dị vật vào miệng em nhỏ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-be-2-tuoi-nhet-di-vat-vao-mieng-em-3-thang-tuoi-19469.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều người cho rằng chỉ có người lớn có quan hệ T*nh d*c mới có thể mắc bệnh xã hội. Tuy nhiên theo khuyến cáo của các bác sĩ trẻ em cũng mắc các bệnh xã hội.
  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi  bệnh viện cấp cứu.
  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY