Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Bé bị biếng ăn, nôn ói, đi tiêu lỏng, chớ coi thường!

Tiêu chảy cấp là một trong các bệnh lý hay gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ em dưới 3 tuổi. Tiêu chảy cấp hầu hết thường do siêu vi nhưng một số tác nhân khác cũng thường gặp như vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm hoặc do tác dụng phụ kháng sinh…

Tiêu chảy cấp là tình trạng tăng lượng dịch đột ngột trong phân, biểu hiện bằng việc đi tiêu lỏng từ 3 lần trở lên trong 24 giờ với thời gian tiêu chảy dưới 14 ngày. Trong đó, Rota virus là loại virus hay gặp nhất, thường bắt đầu với triệu chứng nôn ói nhiều, sau đó sẽ tiêu chảy với lượng nước rất nhiều. Khi bé tiêu chảy ồ ạt sẽ dẫn đến trụy mạch nếu không bù nước kịp thời.

Ngoài ra một số vi khuẩn như E.Coli, Klebsiella, Bacillus anthracis... cũng gây ra tình trạng tiêu chảy cấp với tình trạng tốc độ đào thải phân cao, rối loạn điện giải nếu không điều trị đúng và kịp thời. Ngoài ra tiêu chảy cấp còn có thể do dị ứng thức ăn, do rối loạn tiêu hóa - hấp thu, viêm ruột hoại tử, viêm ruột thừa, lồng ruột… Bệnh này cũng khá nguy hiểm.

Như mới đây, khoa Nhi - Hồi sức tích cực của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ) đã tiếp nhận bệnh nhi D.G.P. (nam, 39 tháng tuổi, ngụ H.Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) nhập viện trong tình trạng lơ mơ, mạch nhanh nhẹ 173 lần/phút, toàn thân bông tím, da tái, thở nhanh 52 lần/phút, huyết áp tụt 80/45 mmHg. Qua thăm khám bé được chẩn đoán sốc mất nước nặng, nhiễm trùng huyết, tiêu chảy cấp.

Theo thông tin từ mẹ của bé, sáng cùng ngày nhập viện bé nôn ói 4-5 lần sau ăn, tiêu lỏng khoảng 4 lần, phân lỏng tanh lượng nhiều đầy tả. Mẹ bé nhận thấy bé trở nên đừ rất nhiều, không chịu uống, gọi bé không phản ứng nên đã nhanh chóng đưa bé đến Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. Ngay khi nhập viện bệnh nhi được các bác sĩ - điều dưỡng của khoa Nhi tiến hành cấp cứu khẩn cấp.

Sau hơn 1 giờ cấp cứu với dịch truyền liều cao chống sốc, kháng sinh liều cao đường tĩnh mạch, bệnh nhi bất đầu tỉnh lại, mạch giảm còn 120 lần/phút, huyết áp ổn định, da hồng hào hơn, giảm bông tím, thở đều lại 28 lần/phút. Kết quả xét nghiệm chỉ số procalcitonin rất cao 11,89 ng/ml (bình thường dưới 0,05 ng/ml) và lactat máu cao 3,69 mmol/l. Bé tiếp tục điều trị truyền dịch bù nước điện giải, điều chỉnh kiềm toan.

Sau 6 giờ điều trị bệnh nhi bắt đầu đòi ăn và bú, bé được cho ăn và bú đường miệng ngay sau đó. Tình trạng bé tiếp tục tiến triển tốt lên và xuất viện sau 1 tuần điều trị.

Do đó, phụ huynh khi phát hiện bé có các triệu chứng biếng ăn, bú kém, đau bụng, nôn ói, sau đó tiêu lỏng nhiều lần, phân có màu vàng hoặc xanh rêu, có đàm hay có hoặc không có máu lẫn trong phân nên nghĩ đến bệnh này. Các triệu chứng đi kèm theo là sốt, sốt cao, trẻ bứt rứt, quấy nhiều, khát nước, môi khô, mắt và thóp trũng, bụng chướng…

Theo các bác sỉ, để phòng ngừa, các bà mẹ nên cho trẻ uống thêm dịch càng nhiều càng tốt bằng nước Oresol hoặc các dịch khác như nước chín để nguội, nước dừa tươi, cháo loãng, súp… Cách pha Oresol: 1 gói pha với 200ml (tùy loại oresol) nước chín để nguội để uống dần, tốt nhất dùng hết trong ngày theo nhu cầu và lượng đi tiêu của trẻ.

Nuôi con bằng sữa mẹ ngay từ lúc sinh càng sớm càng tốt vì trong sữa non có nhiều kháng thể giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, có lợi cho tiêu hóa của bé. Đồng thời, cần cho bé chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng thành phần dinh dưỡng thức ăn theo ô vuông thức ăn để tránh tình trạng suy dinh dưỡng cho bé. Khi trẻ đang tiêu chảy nên cho bé ăn thức ăn loãng hoặc bú theo nhu cầu ngay khi trẻ không còn nôn ói, không nên kiêng cữ quá mức…

Nguyễn Hồ

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/y-hoc-suc-khoe-c-182/kinh-nghiem-y-hoc-c-203/be-bi-bieng-an-non-oi-di-tieu-long-cho-coi-thuong-137862.html)

Tin cùng nội dung

  • Em đọc được thông tin trên mạng. Có bà mẹ khẳng định là cho con uống Thuốc ngừa tiêu chảy cấp bị lồng ruột mà triệu chứng của lồng ruột là táo bón...
  • Bác sĩ Phạm Doãn Bạch Mai cho biết, tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng bất thường, và đi trên 3 lần trong 24 giờ.
  • Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và Tu vong cao cho trẻ em ở các nước nghèo, các nước đang phát triển.
  • Tiêu chảy cấp do rotavirut là một trong những bệnh phổ biến và lây lan nhanh sau mưa lũ do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Trẻ em nôn ói quá nhiều có thể khiến ruột bị thoát vị, trào lên lồng ngực.
  • Nhiều trẻ biếng ăn chỉ vì cha mẹ chiều con quá, cứ cho ăn quà vặt luôn miệng, đến bữa ăn chính trẻ đầy bụng không thể nào nữa.
  • Tiêu chảy có thể xảy ra cấp tính (xuất hiện đột ngột và kéo dài không quá 4 tuần) hay mạn tính (dai dẳng). Tiêu chảy dẫn đến tình trạng mất nước, gây mệt mỏi, chóng mặt, mất ý thức, nhịp tim nhanh, hôn mê
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY