Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Bé bị đau mắt nhiều ghèn: Mẹ phải làm sao?

Bé bị đau mắt nhiều ghèn khiến mẹ rất lo lắng và hoang mang. Tuy nhiên, nếu mẹ biết vệ sinh cho bé đúng cách thì tình trạng này sẽ sớm được cải thiện.

Khi nào mắt nhiều ghèn là bất thường?

Ghèn mắt (hay gỉ mắt) vốn lành tính và có màu vàng trong suốt hoặc vàng nhạt được tạo ra để kết lại các chất bẩn ở mắt và trôi ra khỏi mắt khi ngủ. Nếu không có ghèn mắt thì mắt sẽ bị khô và mắt không thể tự làm sạch được.

Bình thường, kể cả người lớn hay trẻ em, khi thức dậy vào buổi sáng thường có một chút ghèn mắt bám ở mí mắt. Các bé thì thậm chí thường nhiều hơn người lớn một chút. Tuy nhiên sau khi rửa mặt thì nó sẽ hết và không có gì đáng chú ý.

Tuy nhiên, khi cha mẹ thấy ở mắt bé bị đổ ghèn nhiều hơn bình thường, có màu vàng đậm hoặc màu xanh lục, xuất hiện kèm theo với dấu hiệu mắt bé bị đỏ lên, khó mở mắt to ra, bé chớp mắt nhiều và chảy nước mắt, đưa tay lên dụi mắt nhiều thì cần phải cảnh giác vì đó là triệu chứng bất thường.

Các hấu hiệu trên chứng tỏ là mắt bé đã bị nhiễm trùng do một nguyên nhân nào đó hay cách gọi đơn giản hơn là đau mắt. Lúc này, bé cần phải được theo dõi, vệ sinh mắt sạc sẽ bằng nước muối sính lý và được điều trị bằng Thu*c nếu cần thiết thì mới có thể  giải quyết tình trạng nhiễm trùng này.

Nguyên nhân khiến bé bị đau mắt nhiều ghèn

Có nhiều nguyên nhân có thể khiến bé bị đau mắt nhiều ghèn tuy nhiên có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến sau:

- Mắt bé bị nhiều ghèn do dịch ối chảy vào mắt: Trường hợp này thường gặp ở những bé sơ sinh do trong quá trình sinh dịch nước ối và máu chảy vào mắt bé. Hiện tượng đau mắt này thường xuất hiện trong 3-5 ngày rồi hết. Tuy nhiên thì có thể tái đi tái lại nhiều lần.

-Viêm kết mạc (đau mắt đỏ): Bé đau mắt nhiều ghèn cũng có thể là do chứng viêm kết mạc do virus, vi khuẩn, nấm… gây ra mà dân gian còn gọi là đau mắt đỏ. Các loại virus, vi khuẩn có thể dễ dàng lây nhiễm từ người bị bệnh sang bé, đặc biệt là với những người trong gia đình, các bé cùng đi học,…

- Do bé bị vết thương tại mắt: Nếu bé không may có một vết xước, thương tích ở mắt ví dụ như giác mạc bị xước thì có thể khiến mắt bé bị sưng, ngứa, chảy nhiều nước mắt. Khi vết thương bị nhiễm khuẩn cũng có thể gây ra tình trạng nhiều ghèn.

- Có dị vật trong mắt bé: Khi trong mắt bé có dị vật cũng sẽ gây kích ứng, khiến nước mắt tiết ra nhiều hơn và nhạy cảm với ánh sáng. Chất nhầy trong mắt cũng tiết ra nhiều hơn tạo ra ghèn mắt nhiều hơn bình thường ở mắt bé.

- Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng chính của chứng tắc tuyến lệ là nước mắt bé chảy rất nhiều và còn thêm một số dấu hiệu như sưng đau góc trong của mắt, mắt bé đỏ, ghèn mắt nhiều. Mắt bé bị viêm, tái đi tái lại có thể nhiễm trùng.

Tỉ lệ trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ khá cao, khoảng 6-10%. Thông thường tình trạng này sẽ tự hết trong khoảng 4-6 tháng. Tuy nhiên, khi bé thường xuyên có các dấu hiệu như trên thì cần cho bé để khám và điều trị. Tại bệnh viện, tùy theo tình trạng của bé mà bác sĩ sẽ có những can thiệp hoặc thực hiện một số thủ thuật để thông tuyến lệ.

Khi bé bị đau mắt có nhiều ghèn: Mẹ phải làm sao?

Khi phát hiện trẻ bị đau mắt nhiều ghèn thì cha mẹ cần phải thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp để vệ sinh mắt cho bé, tránh cho tình trạng đau mắt của bé nghiêm trọng hơn. Dù chưa biết nguyên nhân gây ra tình trạng mắt bé có nhiều ghèn là gì thì trước tiên mẹ hãy thực hiện vệ sinh mắt cho bé.

Khi mắt trẻ có nhiều ghèn khiến trẻ gặp khó khăn trong việc mở mắt và nhìn. Ghèn ra nhiều sẽ khô, đóng tảng và khiến mắt bé cộm, dính rất khó chịu. Vì thế mẹ cần phải vệ sinh mắt cho bé. Cách vệ sinh mắt cho bé như sau:

-Chuẩn bị miếng gạc mềm và sạch, sau đó nhúng vào dung dịch nước muối S*nh l* 0,9% rồi nhẹ nhàng lau quanh mắt bé. Lau từ đầu mắt tới đuôi mắt của bé. Mỗi ngày nên thực hiện việc vệ sinh như thế này từ 2-3 lần. Nếu trẻ chỉ đau 1 mắt thì mẹ nên vệ sinh 2 mắt bằng 2 miếng gạc và 2 cốc nước muối S*nh l* khác nhau. Tránh dùng chung miếng gạc, chung cốc để vệ sinh cả 2 mắt bé.

- Có thể nhỏ nước muối S*nh l* cho trẻ khoảng 2-3 lần mỗi ngày. Không nên tự ý mua Thu*c kháng sinh, Thu*c đau mắt về nhỏ cho trẻ khi chưa được các bác sĩ thăm khám và kê đơn. Việc tự ý dùng Thu*c có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

- Mẹ dùng tay massage vùng mắt đang tiết ghèn của bé bằng cách lấy ngón tay út day xoa nhẹ nhàng vùng phía dưới đầu mắt bé. Mỗi ngày thực hiện massage như vậy khoảng 3 lần, mỗi lần thực hiện 1-2 phút.

- Cho trẻ đi khám bác sĩ: Trong các trường hợp bé bị đau mắt nhiều ghèn do nhiễm trùng nặng thì các biện pháp vệ sinh, nhỏ nước muối S*nh l* cho bé thường không thể tiêu diệt được virus, vi khuẩn này.  

Sau 1-2 ngày mà mẹ thấy tình trang mắt bé vẫn đỏ, nhiều ghèn, bé chảy nước mắt nhiều không giảm thì cần phải cho bé tới cơ sở y tế để khám. Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ biết rõ bé bị đau mắt do nguyên nhân gì và sẽ kê loại Thu*c nhỏ mắt phù hợp với độ tuổi và tình trạng của bé.

- Tuyệt đối không tự ý dùng các bài Thu*c dân gian, các loại cây lá để nhỏ vào mắt trẻ. Cách làm này có thể gây tổn thương, nhiễm trùng tới mắt của bé.

-Mẹ nhớ vệ sinh chân tay cho bé thường xuyên, chú ý không để bé dùng tay dụi mắt nhiều sẽ càng khiến tình trạng viêm, đau xảy ra nghiêm trọng hơn.

Lưu ý dành để phòng bệnh đau mắt cho trẻ

Để phòng bệnh đau mắt ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý trong việc chăm sóc và vệ sinh hàng ngày cho bé, cụ thể như sau:

- Khăn tắm, khăn mặt của bé sau khi sử dụng nên được giặt sạch, phơi khô ngoài nắng ráo hoặc sấy khô, tránh nơi có nhiều bụi bẩn.

- Nên dùng riêng các loại khăn: khăn mặt, khăn tắm, khăn lau cho bé xong khi đi vệ sinh… Tránh dùng chung một loại khăn để lau rửa nhiều vùng cơ thể.

- Trong quá trình chăm sóc trẻ, đặc biệt là trước và sau khi vệ sinh mắt cho trẻ cha mẹ cần phải rửa tay sạch sẽ với xà phòng.

- Mẹ cũng nên lưu ý là hạn chế cho bé ra nơi có gió lớn, nhiều bụi bẩn hoặc ánh sáng mặt trời quá gắt. Dễ làm dị vật rơi vào mắt bé, gây xước giác mạc và tổn thương mắt bé.

- Chú ý không gian ở của trẻ cần thoáng đãng, sạch sẽ, mát mẻ, tránh khả năng có thể chứa nhiều bụi bẩn, lông côn trùng có thể rơi vào mắt bé. Các đồ dùng, vật dụng, đồ chơi của bé nên được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô ráo để tránh còn lưu giữ những loại virus, vi khuẩn có thể gây ra bệnh  viêm kết mạc.

Bé bị đau mắt nhiều ghèn sẽ không có gì đáng lo ngại nếu như mẹ biết vệ sinh và chăm sóc bé đúng cách. Bên cạnh việc chăm sóc thì mẹ cần chú ý theo dõi tình trạng đau mắt của bé, nếu chăm sóc tại nhà không có tiến triển thì cần đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt, tránh tự ý mua Thu*c hoặc sử dụng các bài Thu*c dân gian để điều trị tại nhà.

Minh Trang | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/be-bi-dau-mat-nhieu-ghen-me-phai-lam-sao-366243.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/be-bi-dau-mat-nhieu-ghen-me-phai-lam-sao-366243.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/be-bi-dau-mat-nhieu-ghen-me-phai-lam-sao-366243)

Tin cùng nội dung

  • Chị Hà bị ngứa mắt mãi mà không khỏi. Cứ đi từ ngoài đường về là y như rằng chị chỉ muốn đưa tay lên mí mắt để... cấu. Vài lần trì hoãn việc đi khám, rồi khi mắt vừa ngứa rát vừa đỏ, chị mới tới phòng khám chuyên khoa mắt để khám.
  • Một số bệnh mắt cấp tính thường gặp do vi khuẩn gây ra như viêm mi mắt, viêm kết mạc, viêm giác mạc… và có thể dùng Thuốc để điều trị tại chỗ.
  • Chloramphenicol là kháng sinh đầu tiên được sản xuất tổng hợp trên quy mô lớn. Tuy nhiên, người ta đã nhận ra rằng Thu*c có thể gây rối loạn cơ quan tạo máu của con người ở mức nghiêm trọng
  • Rất nhiều loại Thuốc có thể gây ra các tổn thương cho mắt ở những mức độ khác nhau, các tổn thương này có thể xảy ra đơn lẻ hoặc là biểu hiện của một hội chứng lớn.
  • Cetizizine hydrochloride là Thu*c kháng histamin mạnh, đối kháng thụ thể H1, có tác dụng chống dị ứng, nhưng không gây buồn ngủ ở liều điều trị.
  • Đau mắt đỏ là tên gọi của bệnh viêm kết mạc. Nguyên nhân chủ yếu gây đau mắt đỏ là do virut Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu... gây ra.
  • Các thắc mắc về đau mắt đỏ và sử dụng Thu*c V-rohto, Tobrex (Tobramicin), collydexa, Natri clorid (nước muối S*nh l*), Oflovid...
  • Bệnh viêm kết mạc mùa xuân xảy ra trên những bệnh nhân có cơ địa dị ứng, có thể có liên quan tới các tác nhân gây dị ứng bay trong không khí như phấn hoa,
  • Viêm kết mạc mùa xuân YHCT gọi là bạo phong khách, thiên hành xích nhãn...Trên lâm sàng thường gặp ba loại sau: thể phong nhiệt, thể phong thấp và thể âm hư. Tùy thể mà dùng bài Thu*c.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY