Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Bế con mới 8 tuần tuổi trên tay, cả 2 vợ chồng giật nảy mình khi nghe bé nói xin chào

Thông thường khi trẻ gần được 1 tuổi mới bập bẹ nói những từ đơn giản, ấy vậy mà cậu nhóc 8 tuần tuổi này đã làm được điều không tưởng và khiến cha mẹ hoảng hồn.

Mỗi đứa trẻ đều có giai đoạn tập nói khác nhau, nhưng thông thường các bé khoảng 1 tuổi mới có thể nói những từ cơ bản như: "bố", "mẹ", "ông bà"... Trẻ nào nhanh hơn thì chưa đến 1 tuổi, thế nhưng mới 8 tuần tuổi đã o oe nói được như cậu bé dưới đây thì quá đỗi khó tin.

Câu chuyện này tưởng chừng như hoang đường nhưng lại hoàn toàn có thật. Theo vợ chồng anh chị Caroline và Nick (đến từ Willaston, Cheshire - nước Anh) chia sẻ, con trai họ là bé Charlie John Taylor-Mullington đã biết nói "Hello" (xin chào) khi mới 8 tuần tuổi. Tình huống này xảy ra khi anh Nick đang ôm bé Charlie trong tay và nói chậm rãi từ "Hello" - thật ngạc nhiên là bé Charlie đã bập bẹ nói theo bố.

Vì quá bất ngờ, nên Caroline đã lấy điện thoại quay lại cảnh hiếm gặp này: "Tôi nghĩ con trai mình thích nghe giọng trầm của bố, Charlie đã lặp lại từ 'Hello' vài lần liền và tôi phải quay lại khoảnh khắc này ngay lập tức. Thật không tin được là thằng bé đang thực sự nói chuyện".

Bé Charlie nói "Hello" theo bố.

Trước bé Charlie, 2 anh chị Nick và Caroline đã có 1 con gái tên Lola. Bé Lola cũng biết nói từ rất sớm khi mới 6 tháng tuổi: "Chúng tôi chẳng hề biết trẻ sơ sinh sẽ biết nói nhanh đến thế nào, bởi khi có bé Lola thì quanh chúng tôi không có đứa trẻ nào để so sánh cả", Caroline nhớ lại.

Bà mẹ trẻ cũng cho biết thêm: "Ngay khi Charlie bắt đầu nói, tôi đã biết này rất hiếm gặp. Tôi xem lại video này suốt và thấy thật tự hào. Charlie là một cậu bé hay cười và Lola cũng rất yêu em trai của mình".

Trước đó trên thế giới cũng đã có những trường hợp trẻ sơ sinh biết nói khi mới vài tháng tuổi. Vào năm 2016, câu chuyện bé Poppy biết nói "Hello" (xin chào) khi mới 10 tuần tuổi đã khiến nhiều người kinh ngạc. Theo cô Holly Freeman (sống tại Bromley, London - Anh) chia sẻ, bé Poppy bắt đầu mỉm cười và hay tạo ra những âm thanh ríu rít lúc 5 tuần tuổi. Cô Holly cảm thấy rằng con gái nhỏ đang cố gắng giao tiếp với mình, vì vậy bà mẹ trẻ đã bắt đầu quay những đoạn video để chứng minh cô đã đúng.

Mỗi buổi sáng, cô và con gái lớn đều nằm bên cạnh bé Poppy và nói “Hello Poppy”, cho đến 1 ngày miệng bé Poppy chuyển động và nói “Hello”. Điều này khiến 2 vợ chồng cô Holly vô cùng bất ngờ và hạnh phúc: "Tôi đã bị sốc, tôi phải ngừng quay ngay lập tức và xem lại khoảnh khắc tuyệt vời đó nhiều lần để chắc chắn rằng không phải mình đang mơ và những gì mình tưởng tượng đã thành sự thật".

Mỗi trẻ sẽ có chu kỳ phát triển không giống nhau và việc tập nói, biết nói cũng không giống nhau ở mỗi thời điểm. Các bé học cách nói chuyện theo từng giai đoạn, và đáng ngạc nhiên là giai đoạn đầu tiên xảy ra ngay từ trong bụng mẹ. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận hoạt động trung tâm ngôn ngữ của não thai nhi hoạt động từ tháng thứ 7 của thai kỳ. Sau khi sinh, quá trình học nói của trẻ nhỏ sẽ chia ra nhiều giai đoạn.

Mẹ có thể hỗ trợ bé tập nói bằng các cách sau:

- Bắt đầu nói chuyện với bé ngay từ sớm: Nói chuyện với bé là một cách để bé tạo dựng vốn từ và câu. Hãy bắt đầu nói chuyện với bé ngay từ 3 tháng đầu sau sinh để bé có thể nắm bắt ngôn ngữ. Nghiên cứu cho thấy những em bé được bố mẹ trò chuyện sớm có vốn từ vựng phong phú hơn khi biết đi và lớn hơn.

- Đọc và hát cho bé nghe: Những hoạt động này vừa giúp bé thích thú hơn với các câu hát, nhịp điệu vừa kích thích phát triển ngôn ngữ.

- Khuyến khích bé bắt chước: Hãy để bé bắt chước lời nói của mẹ và khuyến khích bé nói to lên. Ban đầu nghe có vẻ vô nghĩa, nhưng khi bé bước vào tuổi chập chững biết đi, việc bắt chước lời nói, từ ngữ sẽ dần chính xác hơn, đặt nền móng cho việc hình thành câu có ý nghĩa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/be-con-moi-8-tuan-tuoi-tren-tay-ca-2-vo-chong-giat-nay-minh-khi-nghe-be-noi-xin-chao-20200827002820217.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tiêm nhầm vắcxin khiến ba trẻ sơ sinh bị Tu vong xảy ra sáng 20/7/2013 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa.
  • Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.
  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY