Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Bé gái 8 ngày tuổi Tu vong vì bị nhiễm một loại vi khuẩn từ mẹ trong quá trình chuyển dạ

Vi khuẩn này tuy không gây hại đối với sức khỏe của mẹ, nhưng lại có khả năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não hay thậm chí là gây Tu vong ở trẻ sơ sinh.

Vừa sinh con xong được 8 ngày, bế con còn chưa ấm tay, bà mẹ Sally, đến từ Leeds (Anh), đã bị rơi vào tột cùng của đau khổ khi con gái Elsie Williams (8 ngày tuổi) Tu vong vì bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) từ mẹ trong quá trình chuyển dạ.

Theo lời chị Sally, đến từ Leeds (Anh), kể thì chị chuyển dạ sinh con ở tuần thứ 38 tại Bệnh viện St James sau khi các y tá nhận thấy sản phụ đang bị sốt nhẹ. Elsie chào đời khỏe mạnh vào ngày 9/6 và hai mẹ con được xuất viện về nhà ngay ngày hôm sau.

Nhưng 48 giờ sau đó, chị Sally và anh Danny nhận thấy rằng Elsie luôn cáu kỉnh, thường xuyên nhấc chân lên và không chịu bú. Rồi tình trạng của bé gái ngày càng xấu đi khi đột nhiên Elsie bị khó thở. Vợ chồng chị Sally vội vã đưa con vào bệnh viện.

Tại đây, Elsie lên cơn co giật dữ dội và sau khi quét MRI, các bác sĩ cho biết não của đứa trẻ đã bị nhiễm trùng nặng và khả năng sống sót rất thấp, nhưng cụ thể căn bệnh này do vi khuẩn này gây ra thì còn phải chờ thời gian xét nghiệm.

Bà mẹ đau khổ nói: "Tất cả những gì chúng tôi có thể làm là khiến cho con thoải mái trong những giờ cuối cùng ở bên bố mẹ. Và ngày 17/6, Elsie của chúng tôi đã ra đi. Chúng tôi ôm con lần cuối và nhẹ nhàng đặt con xuống giường – nơi con đã nằm suốt 5 ngày qua. Cái cảm giác khi phải rời bệnh viện mà không có con gái bên cạnh thật đau thương và mất mát".

Đến ngày 18/6, nghĩa là sau khi Elsie mất được một ngày, chị Sally nhận được kết quả xét nghiệm của bệnh viện. Hóa ra, đứa trẻ đã bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B - một loại vi khuẩn thường trú ở đường tiêu hóa và đường tiết niệu, đường Sinh d*c. Loại vi khuẩn này xuất hiện ở 20 - 30% phụ nữ mang thai và thường không gây ra bất kỳ biểu hiện nào.

Chị Sally chia sẻ: "Tôi chưa bao giờ nghe nói loại vi khuẩn này lại có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Vì nếu được tư vấn trong thời gian mang thai, tôi đã sẵn sàng bỏ ra 11 bảng Anh (khoảng 320.000 đồng) để xét nghiệm, để con tôi được bảo vệ trong quá trình sinh nở.

Tôi đã thật sự không biết gì về liên cầu khuẩn nhóm B. Tôi chỉ biết con gái tôi đã phải trải qua 1 tuần đau đớn với những cơn co giật dữ dội. Tôi vẫn ổn nhưng con của chúng tôi đã đi mãi".

Vì vậy, chị Sally đã quyết định chia sẻ câu chuyện của mình để các bà mẹ khác nâng cao nhận thức về căn bệnh liên cầu khuẩn nhóm B, và chị khuyến khích các phụ nữ đang mang thai khác hãy làm xét nghiệm GBS để nếu bạn có mắc bệnh thì các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch trong quá trình chuyển dạ để bảo vệ em bé.

Bệnh liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) là gì và nó nguy hại như thế nào đối với trẻ sơ sinh?

Liên cầu khuẩn nhóm B là nhóm vi khuẩn mà các thai phụ có thể mắc phải. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có khả năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não hay thậm chí là gây Tu vong ở trẻ sơ sinh. Không chỉ vậy, liên cầu khuẩn nhóm B lại là một căn bệnh phổ biến, theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cứ trong 5 thai phụ thì sẽ có 2 người có vi khuẩn này sống trong trực tràng hoặc *m đ*o.

Do đó, các mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm GBS khi thai được khoảng 35 – 37 tuổi bằng cách lấy dịch *m đ*o hoặc hậu môn đi xét nghiệm.

Sau khi được xác định nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B, thai phụ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây lây nhiễm cho thai nhi. Về biện pháp phòng tránh, bác sĩ thường chỉ định truyền kháng sinh đường tĩnh mạch từ khi bắt đầu chuyển dạ hoặc vỡ ối cho tới khi bé chào đời để giảm nguy cơ vi khuẩn lây truyền từ mẹ sang con. Lý tưởng nhất là truyền kháng sinh ít nhất 4 tiếng trước khi trẻ chào đời.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/be-gai-8-ngay-tuoi-tu-vong-vi-bi-nhiem-mot-loai-vi-khuan-tu-me-trong-qua-trinh-chuyen-da-20200720160416615.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.
  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY