Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bé gái sơ sinh suy hô hấp nặng, con của sản phụ mắc COVID-19 được cứu sống

Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, ngày 9/7, bé gái sơ sinh suy hô hấp nặng là con của sản phụ mắc COVID-19 sức khỏe đã ổn định và được ra viện về với gia đình.

Bệnh nhi là con của sản phụ n.t.n (33 tuổi, ở bắc ninh), có tiền sử gù cột sống bẩm sinh, mang thai lần 2 được 32 tuần. chị n.t.n phát hiện dương tính sars-cov-2 vào ngày 7/6/2021, được điều trị tại bệnh viện tuyến dưới. tuy nhiên, tình trạng hô hấp của bà mẹ nặng dần, khó thở tăng lên, được chuyển đến khoa cấp cứu, bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương ngày 11/6. tại đây, sản phụ được thở máy và tiếp tục dưỡng thai.

Đến ngày 26/6 (sau 16 ngày nhập viện), sản phụ bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ, tuổi thai 35 tuần. Vào 14h30 cùng ngày, bé gái chào đời bằng bằng phương pháp phẫu thuật lấy thai cấp cứu do có dấu hiệu suy thai, nặng 2300g.

Sau sinh, trẻ suy hô hấp nặng và được chuyển đến bệnh viện nhi trung ương – trung tâm bệnh nhiệt đới lúc 3 giờ tuổi, sau đó chuyển đến trung tâm sơ sinh khi có kết quả sàng lọc sars-cov-2 âm tính.

Bsckii lê thị hà, giám đốc trung tâm sơ sinh cho biết, ngay khi nhập viện, trẻ được chuyển đến phòng cách ly để chăm sóc đặc biệt. trong quá trình điều trị, bệnh nhi xuất huyết phổi 2 lần, nguy cơ Tu vong rất cao.

"Chúng tôi đã sử dụng tất cả các biện pháp điều trị tích cực như cho trẻ thở máy tần số cao, sử dụng surfactant, khí NO và nhiều Thu*c vận mạch trong quá trình điều trị" – BS Lê Thị Hà chia sẻ.

Sau 12 ngày điều trị và chăm sóc tích cực, bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch, hiện trẻ đã tự thở, tình trạng sức khỏe ổn định, ăn uống tốt. kết quả 3 lần xét nghiệm covid-19 của bệnh nhi đều âm tính, trẻ được ra viện.

Được biết, do mẹ mắc covid-19 phải điều trị tại bệnh viện nhiệt đới trung ương, bố và bà của trẻ cũng phải đi cách ly tập trung nên khi nhập viện, mọi thủ tục và việc chăm sóc trẻ đều do các bác sĩ và điều dưỡng của trung tâm sơ sinh đảm nhiệm. trẻ được ăn sữa mẹ hoàn toàn từ ngân hàng sữa mẹ của bệnh viện.

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/be-gai-so-sinh-suy-ho-hap-nang-con-cua-san-phu-mac-covid-19-duoc-cuu-song-20210710072841378.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY