Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Bé sơ sinh có da vảy cá ở Hà Giang: Chiều nay, BV Nhi Trung ương sẽ hội chẩn trực tuyến với BV Quang Bình

BSCKI Đặng Phúc Diệp, Giám đốc BVĐK huyện Quang Bình, Hà Giang cho biết, tại BV vừa tiếp nhận trường hợp một bé sơ sinh với làn da toàn thân bọc vảy trắng cứng dày, kèm theo những vết nứt sâu gây đau rát.

Bs diệp cho biết, sau khi tiếp nhận cháu bé các bác sĩ đã sử dụng các biện pháp chăm sóc bôi kem, giữ ẩm, chống nhiễm khuẩn cho cháu.. đồng thời liên hệ hội chẩn ngay với các bác sĩ bv nhi trung ương để tìm các phương án điều trị hỗ trợ giảm đau tốt nhất giúp cháu.

Chiều nay, bv nhi trung ương sẽ hội chẩn trực tuyến với bv quang bình để tìm ra phương án tối ưu nhất cho cháu.

Được biết, bé là con của sản phụ 31 tuổi quê huyện bảo yên, lào cai, được gia đình đưa đến bệnh viện đa khoa huyện quang bình (hà giang) để theo dõi.

Qua báo chí và gần đây có trường hợp một bé sơ sinh ở quảng ninh cũng giống tương tự như trường hợp của cháu nên gia đình cũng đã nắm được thông tin. hiện tình trang của cháu bé đang nằm nồng ấp và vẫn tự hô hấp được.

bé sơ sinh mắc bệnh harterquin ichthyosis (ảnh bv sản nhi quảng ninh)

Theo các bác sỹ, đây là chứng bệnh vảy cá - harterquin ichthyosis, chứng bệnh rất hiếm gặp (chỉ gặp ở 1/500.500 trẻ em). trẻ sơ sinh mắc bệnh harlequin được bao phủ bởi một lớp da dày bị rạn và nứt thành từng mảng. lớp da dày có thể làm co kéo và biến dạng khuôn mặt của bé. sự kéo căng của da vùng quanh mắt, miệng gây mí mắt và môi bị đảo ngược ra ngoài, lộ rõ niêm mạc màu đỏ mà bình thường chỉ nằm bên trong.

Bệnh do đột biến gên lặn do đột biến gene lặn trên nhiễm sắc thể số 2. Gene này có vai trò tổng hợp proteincó tên ABCA12 tại da và có vai trò vận chuyển lipit tới lớp thượng bì tạo hàng rào bảo vệ cho da.

Việc thiếu hụt hoặc không có protein ABCA12 tại da khiến lipit không được vận chuyển ra ngoài mà lắng đọng trong màng tế bào, làm lớp sừng ngày càng dày, cứng.

Bệnh harterquin ichthyosis được giáo sĩ oliver hart ở charleston, bang south carolina, hoa kỳ mô tả lần đầu tiên trong nhật ký vào năm 1750.

Vào năm 2012 tại BV Từ Dũ, TP. Hồ Chí Minh cũng ghi nhận một trường hợp tình trạng da đỏ được bao phủ lớp bột màu trắng. Mới đây nhất là ngày 4-10, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cũng đã ghi nhận một trường hợp tương tự.

H.Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/be-so-sinh-co-da-vay-ca-o-ha-giang-chieu-nay-bv-nhi-trung-uong-se-hoi-chan-truc-tuyen-voi-bv-quang-binh--n181407.html)

Tin cùng nội dung

  • Vào lúc 14h30 ngày 04/10/2012, trên website www.tuvansuckhoe24h.com.vn sẽ diễn ra buổi tư vấn trực tuyến chủ đề “Điều trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng” với sự tư vấn của chuyên gia Nguyễn Đức Vy...
  • Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế (BV TW Huế), GS.TS.BS. Bùi Đức Phú cho biết, theo cam kết với Bộ Y tế, từ ngày 27/2, BVTW Huế đã thực hiện không để bệnh nhân nằm giường ghép sau 48 giờ nhập viện.
  • Vừa chào đời, bé Nguyễn Hồng Vũ đã mắc chứng ly thượng bì bọng nước bẩm sinh khiến khắp cơ thể lở loét và bị cha mẹ bỏ rơi. Câu chuyện của bé trai tội nghiệp ngay khi được đăng tải đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cậu bé 12 tuổi vật lộn với bài toán lớp 2 bởi chứng suy tuyến giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY