Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bé trai nguy kịch sau ngã vào xô nước

TP HCM-Bé trai 14 tháng tuổi ở huyện Củ Chi ngã úp mặt vào xô nước, không rõ từ lúc nào, khi phát hiện đã tím tái, hôn mê sâu.

Bé gặp T*i n*n khi chơi chung với em họ ở trong nhà, mẹ làm vườn phía sau. Khi người em họ gọi, mẹ bé vào nhà phát hiện con đang úp mặt vào xô nước sạch, không rõ thời gian chìm. Trẻ được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Củ Chi trong tình trạng ngưng tim ngưng thở. Sau khi hồi sức tim phổi 30 phút, trẻ có nhịp tim lại rồi chuyển tới Bệnh viện Nhi đồng 2, bác sĩ Phạm Hoàng Minh Khôi, quyền phó Khoa Cấp cứu, ngày 26/11, cho biết.

Tại đây, các bác sĩ ngay lập tức cho bệnh nhi thở máy, chống phù não tích cực. Tuy nhiên, có thể do trẻ đã chìm lâu trong nước gây nên tình trạng thiếu oxy não nghiêm trọng không thể phục hồi.

Theo bác sĩ Khôi, đây là T*i n*n rất thương tâm và cũng thường hay bắt gặp tại khoa Cấp cứu vào các dịp nghỉ hè, nghỉ tết, hay giai đoạn nghỉ do dịch bệnh Covid-19. Nguyên nhân T*i n*n là bản tính trẻ thích khám phá, đặc biệt là nghịch nước. Do đó, phụ huynh lưu ý không để trẻ một mình mà không có người lớn bên cạnh, nhà có các xô hay chậu nước thì nên có nắp đậy, hoặc chỉ để xô chậu rỗng.

Nếu phát hiện trẻ ngã úp mặt vào nước nên cố gắng bình tĩnh cấp cứu ban đầu như sau: Đặt bé trên mặt phẳng cứng, dùng khăn lau và ủ ấm để tránh hạ thân nhiệt, gọi người hỗ trợ hà hơi thổi ngạt cũng như ấn tim ngoài lồng ngực. Tránh xốc, vác nạn nhân vì có thể gây ra những thương tổn khác. Sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Thời điểm vàng sơ cứu là ngay từ khi có cơn ngừng thở đầu tiên, tức là trong 1-4 phút đầu tiên khi bị chìm trong nước. Đồng thời xử lý tốt các chấn thương kèm theo, đặc biệt là chấn thương đầu cổ và cột sống.

Nguyên tắc cấp cứu là tại chỗ, khẩn trương, đúng phương pháp để giải phóng đường thở và cung cấp oxy cho nạn nhân. Vì vậy việc làm đầu tiên cần đưa nạn nhân ra khỏi nước. Tiếp đến đặt họ nằm nghiêng, móc hết dị vật, đàm nhớt trong họng để giải phóng đường thở.

Nếu nạn nhân bất tỉnh, không tự thở, phải cấp cứu ngay tại chỗ. Nếu có hai người cấp cứu thì một người ấn tim ngoài lồng ngực, người kia hà hơi thổi ngạt, kiên trì thực hiện cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh, hoặc cho đến khi họ được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Ngoài ra, cần cảnh giác nạn nhân bị phù phổi cấp sau khi đuối nước. sau sơ cứu ban đầu, người bị đuối nước đã tỉnh lại, cần được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra xem có bị phù phổi cấp sau t*i n*n hay không. các dấu hiệu của phù phổi cấp như khó thở, đau ngực hoặc ho; thay đổi đột ngột hành vi; người mệt mỏi... những dấu hiệu này không dễ dàng phát hiện, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

"Nếu để lâu, nguy cơ T* vong sẽ cao nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời", bác sĩ Khôi khuyến cáo.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng chỉ ra sai lầm cần tránh khi sơ cứu người bị đuối nước là thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy. đây là hành động hoàn toàn sai vì nó làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân. hơn nữa, nước ở trong phổi không nhiều như mọi người nghĩ, nó sẽ được tống ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi bệnh nhân thở trở lại. ngoài ra không được hơ lửa nạn nhân, vì hành động này không giúp được gì, còn có nguy cơ khiến họ bị bỏng nặng.

Hướng dẫn sơ cứu trẻ ngạt nước, ngưng tim ngưng thở

Hướng dẫn sơ cứu trẻ ngạt nước, ngưng tim ngưng thở

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố hướng dẫn cách xử trí cấp cứu trẻ bị đuối nước.

Thư Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/be-trai-nguy-kich-sau-nga-vao-xo-nuoc-4394911.html)

Tin cùng nội dung

  • Vi phạm các quy định cho vay, Vũ Ngọc Kình, Phó giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Chi nhánh TP HCM, đã duyệt cho vay trái quy định, cùng các đồng phạm gây thiệt hại 61 tỉ đồng.
  • Đối với người bị đuối nước, việc sơ cứu dưới nước là điều quan trọng đầu tiên nên làm, để đưa nạn nhân ra khỏi tình trạng ngạt.
  • Nạn nhân bị đuối nước ngoài hội chứng ngạt thở cấp tính còn có những biểu hiện bệnh lý khác như: thân nhiệt hạ, toan chuyển hóa và một số thương tổn quan trọng.
  • Mùa hè, nhiều trẻ thường tắm sông, suối. Do vậy, việc phòng ngừa và biết cách xử lý khi trẻ bị đuối nước là rất quan trọng.
  • Việc học bơi trên cạn, không cần bể bơi này sẽ không thể bằng phương pháp bơi thực tế trong nước, song nó cũng cung cấp những phương pháp cơ bản nếu không may trẻ gặp sự cố.
  • Hè đến và nguy cơ T*i n*n ch*t đuối đang hiện hữu.Vì vậy xin cung cấp 1 số thông tin liên quan đến cách cấp cứu người bị ch*t đuối.
  • Theo TS Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm E-Bơi, trẻ em có thể học bơi, phòng chống đuối nước và cấp cứu đuối nước mà không cần…xuống nước.
  • Khi gặp người bị đuối nước, cần bình tĩnh, xử trí khẩn trương, kiên trì, ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp.
  • Để giảm thiểu các ca Tu vong đáng tiếc do ch*t đuối, ngoài việc cảnh báo cho trẻ, một kỹ năng cần thiết mà các bậc phụ huynh nên biết đó là hô hấp nhân tạo.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY