Theo ông Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, bệnh bạch hầu lây qua đường hô hấp, được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây viêm cơ tim, suy tim, ngừng tim, suy thận, suy gan… do độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.
Bộ Y tế đã giao cho Cục Quản lý khám chữa bệnh thành lập 4 tổ công tác đến 4 tỉnh đang có dịch để "cầm tay chỉ việc", hỗ trợ chuyên môn cho y tế cơ sở, phòng chống dịch kịp thời. Đồng thời đang rà soát lại phác đồ điều trị.
Bộ Y tế cũng giao cho Bệnh viện Bạch Mai phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương đào tạo, tập huấn cho cán bộ y tế khu vực Tây Nguyên cách thức theo dõi diễn biến của bệnh cũng như việc điều trị ca bệnh.
Quyền Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, ngoài việc khởi động lại nhóm truy vết, để khoanh vùng dập dịch kịp thời, Bộ Y tế sẽ triển khai diện rộng chiến dịch tiêm chủng tại khu vực Tây Nguyên và 2 tỉnh nguy cơ cao là Quảng Ngãi, Quảng Nam để ngăn chặn dịch bệnh bạch hầu.
“Tôi đề nghị Cục Y tế dự phòng phối hợp với Chương trình Tiêm chủng mở rộng và các đơn vị liên quan, triển khai ngay một chiến dịch tiêm dự phòng bạch hầu trên diện rộng cho tất cả các đối tượng từ 2 tháng tuổi trở lên. Đây là việc làm cấp bách.
Đối với trẻ từ 2 - 4 tháng tuổi, tiêm vaccine SSI (hiện đang được tiêm rộng rãi) tiêm nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi, 22 tháng tuổi và tiêm vaccine 3 trong 1 cho đến khi trẻ 5-7 tuổi. Vaccine 3 trong 1 Việt Nam đã sản xuất được. Đối với người lớn, vaccine Td (liều chỉ bằng 1/5 liều của trẻ em”, ông Long chỉ đạo.
Ông Nguyễn Thanh Long cũng chỉ đạo, toàn ngành Y tế tập trung phòng chống dịch bệnh bạch hầu, nhưng không lơi lỏng nhiệm vụ phòng chống Covid-19 để tránh nguy cơ dịch chồng dịch.
Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, tại khu vực Tây Nguyên đã phát hiện 63 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu, trong đó 3 ca bệnh đã Tu vong.
Đó là thông tin được đề cập tại cuộc họp phòng chống dịch bệnh bạch hầu, do Bộ Y tế tổ chức chiều 7/7 tại Hà Nội. GSTS. Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì cuộc họp.
Trong số 63 trường hợp dương tính với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu được ghi nhận tại khu vực Tây Nguyên từ đầu năm đến nay, tập trung tại 4 tỉnh, gồm Đắk Nông 25 ca, KonTum 22 ca, Gia Lai 15 ca và Đắc Lắk 1 ca.
Những người mắc bệnh ở nhiều độ tuổi khác nhau, mặc dù đã có vaccine phòng bệnh và Thu*c kháng sinh điều trị đặc hiệu nhưng tỷ lệ Tu vong do bệnh bạch hầu tại khu vực Tây Nguyên vẫn khá cao, chiếm gần 6%.
Chủ đề liên quan:
bệnh bạch hầu ở Tây Nguyên bệnh nhân mắc bạch hầu bộ y tế cách điều trị bệnh bạch hầu dấu hiệu bệnh bạch hầu phòng chống bệnh bạch hầu vắc xin phòng bệnh bạch hầu