Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Bệnh cúm A điều trị thế nào, có nguy hiểm không?

Dịch cúm A gây nên bởi các chủng virus cúm A, B, C gây ra. Chúng có khả năng lây nhiễm từ người này qua người khác, phổ biến nhất là cúm A (H1N1) và chưa có vắc xin điều trị.

Dịch cúm A là gì, lây nhiễm qua đâu, có nguy hiểm không?

Dịch cúm a là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, lây lan từ người sang người. bệnh do nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các chủng virus cúm a(h3n2), cúm a(h1n1), cúm b và cúm c gây ra nhưng phần lớn là cúm a(h1n1).

Cúm A lây qua đường gì?: Virus cúm A(H1N1) có khả năng lây nhiễm từ người qua người khi tiếp xúc trực tiếp, hắt hơi, hôn, hoặc chạm vào những đồ vật có nhiễm virus, chạm vào miệng, mũi có thể tạo thành dịch bệnh quy mô lớn.

nguy hiểm không: theo nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi nhà virus học yoshihiro kawaoka về virus cúm a (h1n1) cho thấy, khác với các virus cúm theo mùa thông thường, cúm a có khả năng tấn công sâu vào các tế bào phổi, gây ra chứng viêm phổi và thậm chí dẫn tới Tu vong trong trường hợp nghiêm trọng.

Những đối tượng mắc bệnh: Trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mãn tính, người già... là những người dễ mắc cúm A.

Các triệu chứng mắc bệnh cúm A

Người mắc cúm A ở thể nhẹ:

- Sốt hoặc sốt không cao, thời gian kéo dài từ 1 đến 2 ngày.

- Nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng, kéo dài 1-2 ngày.

- Khó chịu ở ngực, ho ở mức độ nhẹ, trung bình và ho khan

Đối với mắc cúm A ở thể nặng:

- Sốt cao liên tục từ 39 độ

- Đau đầu, choáng váng

- Co giật

- Tay chân lạnh

- Phát ban

- Đau tức ngực

- Khó thở hoặc thở nhanh

- Tiêu chảy và nôn mửa

- Da xanh hoặc tái

- Nằm li bì, ít tương tác

benh cum a dieu tri the nao, co nguy hiem khong? - 1

Triệu chứng mắc cúm A

Điều trị cúm A như thế nào?

Cúm a không có Thu*c đặc trị, chưa có vắc xin điều trị bệnh này. việc theo dõi điều trị cần sát sao để tránh lây lan thành dịch bệnh, khó kiểm soát. nếu mắc bệnh, người khỏe mạnh bình thường có hệ miễn dịch tốt sẽ khỏi từ 2 ngày đến 1 tuần. đối với những người có hệ miễn dịch kém như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mai thai thì khi mắc bệnh cần theo dõi, nếu có biến chứng cần đưa đi cấp cứu ngay.

Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh cúm A tại nhà:

1. Uống nhiều nước

Mắc cúm nếu có dấu hiệu sốt, sốt cao sẽ mất nước, người mệt mỏi. người mắc cúm a nên uống nhiều nước để bù lượng nước do cơ thể tiết ra làm mát khi bị sốt. uống nước trái cây hoặc súp rau củ để tăng cường dinh dưỡng, chất đề kháng cho cơ thể..

2. Nghỉ ngơi

Người bệnh nên nghỉ ngơi tại những nơi thoáng mát, không nóng quá và không lạnh quá, không nên dùng điều hòa sẽ ảnh hưởng đến hô hấp. Theo mayoclinic.org, khi mắc cúm nên ngủ đủ hoặc nhiều hơn 8 tiếng một ngày để cơ thể hồi phục, tránh nhiễm trùng.

3. Sử dụng Thu*c điều trị

Người mắc cúm a không nên tùy tiện sử dụng các loại Thu*c, nên hỏi ý kiến bác sĩ về tình hình thể trạng để có được liệu pháp dùng Thu*c phù hợp.

4. Di chuyển vận động

Đối với người bệnh mắc cúm, không nên ra ngoài nếu chưa hết bệnh. Tránh đến những nơi ô nhiễm khói bụi. Nên đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người khác. Khi hắt hơi hoặc sổ mũi cần dùng giấy lau sạch, không để dính vào các vật dụng khác rồi bỏ vào thùng rác tránh lây nhiễm cho người khác.

5. Điều trị không khỏi

Những trường hợp sốt quá 7 ngày không khỏi hoặc có các biến chứng như sốt cao liên tục trên 39 độ, đau đầu choáng váng, buồn nôn, đau tức ngực thì cần đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời.

benh cum a dieu tri the nao, co nguy hiem khong? - 3

Điều trị và phòng ngừa cúm A(H1N1)

Cách phòng ngừa dịch cúm A lây lan

virus cúm a/h1n1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường tự nhiên. để tránh lây lan dịch cúm a cho người khác thì người dân cần thực hiện đúng theo khuyến cáo của ngành y tế với các biện pháp như sau:

1. Giữ vệ sinh

Rửa tay sạch hằng ngày bằng xà phòng hoặc dung dịch nước sát khuẩn. Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt.

benh cum a dieu tri the nao, co nguy hiem khong? - 4

Rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ virus gây bệnh

2. Hạn chế nơi đông người

Giữ khoảng cách ít nhất 01M với người đối diện để tránh lây cúm. Khi ho, khạc cần lấy khăn che miệng, đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh.

3. Đồ đạc gọn gàng

Thường xuyên vệ sinh đồ đạc, vật dụng bàn ghế, phòng làm việc bằng hóa chất sát khuẩn thông thường. Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng tránh nhầm lẫn với người khác.

4. Không tự ý dùng Thu*c

Khi mắc cúm A, không tự ý sử dụng các loại Thu*c kháng sinh hay cảm cúm, đặc biệt là Thu*c kháng vi rút như Tamiflu. Sử dụng Thu*c đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

benh cum a dieu tri the nao, co nguy hiem khong? - 5

Không tự ý dùng Thu*c khi mắc cúm A

Nhận biết cúm A với cảm cúm thông thường

Giữa cúm A(H1N1) với cảm cúm thông thường thì để tránh chủ quan bị động, khi nghi ngờ mắc cúm ngoài các triệu chứng đã nêu ở trên thì cách tốt nhất là làm xét nghiệm dịch mũi họng để biết rõ thông tin, tránh lây lan cho cộng đồng.

Cảm

Bị cảm thường có các triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi thì là bị cảm lạnh. Bị nặng hơn thì dịch mũi sẽ có màu xanh hoặc vàng do mũi đã bị nhiễm khuẩn.

Theo PV (Khám phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/benh-con/benh-cum-a-dieu-tri-the-nao-co-nguy-hiem-khong-c133a416952.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY