Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Bệnh cường giáp có di truyền không, Mangyte?

Em bị cường giáp và đang uống Thu*c điều trị. Bệnh này có phải mổ không ạ?

Chào bác sĩ,

Cách đây 2 tuần, em đi khám tại BV Ung Bướu TPHCM. Kết quả xét nghiệm máu: TSH 0.023 L, FT4 2.36 H. Kết quả siêu âm: phình giáp đa hạt hai thùy. BS kết luận "Phình giáp đa hạt độc", BS cũng cho biết em bị cường giáp và đang uống Thu*c điều trị, hẹn 1 tháng sau tái khám. Em muốn hiểu thêm về bệnh này và mong AloBacsi giải thích giúp:

- Trình tự điều trị bệnh Phình giáp và cường giáp là như thế nào?

- Bệnh này có phải mổ không? Nếu mổ thì có gây biến chứng hay để lại sẹo?

- Mổ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe, khả năng sinh sản sau này hay có di truyền sang con không?

- Có thể phẫu thuật tại BV nào?Xin cảm ơn BS!

(Lệ Hoa - TPHCM)

Ảnh minh họa - nguồn internet

Chào bạn Hoa,

Bệnh vẫn có thể xảy ra trên một bệnh nền khác là phình giáp. Cả 2 bệnh lý này đều cần phải điều trị và theo dõi tại BS chuyên khoa nội tiết, uống Thu*c đúng theo toa và xét nghiệm kiểm tra nội tiết tố tuyến giáp để chỉnh liều Thu*c nhằm đạt mục tiêu điều trị, tránh các biến chứng của bệnh và các tác dụng phụ của Thu*c (nếu có).

Bệnh này có thể mổ, tuy nhiên phải đúng chỉ định mổ (ví dụ: bướu lớn gây chèn ép, gây khó thở, hay về mặt thẩm mỹ cần phải mổ, tái phát nhiều lần...).

Mổ cũng có nhiều biến chứng, từ nhẹ đến nặng, xảy ra sớm sau mổ hay sau đó một thời gian... Ví dụ: đau tại chỗ mổ, nhiễm trùng vết mổ, khàn tiếng, tái phát cường giáp, suy giáp sau mổ (phải uống Thu*c suốt đời), cắt nhầm tuyến cận giáp (nằm gần tuyến giáp)... Sẹo có lồi hay không tùy theo cơ địa mỗi người, kỹ thuật khâu của Kỹ thuật viên và chăm sóc sau mổ...

Bệnh này không và không lây, ngay khi có bướu cổ vẫn có thể có con được, tuy nhiên cần theo dõi sát và uống Thu*c theo đúng chỉ định của BS khi mang thai.

Có thể mổ bướu cổ ở các bệnh viện như BV Chợ Rẫy, BV ND Gia Định, BV Ung bướu, BV Nguyễn Tri Phương,...

Thân mến,

BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-cuong-giap-co-di-truyen-khong-alobacsi-n178359.html)

Tin cùng nội dung

  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Thời gian gần đây em rất hay bị tê bì lòng bàn tay. Khi em cố gắng nắm chặt bàn tay lại thấy rất đau và nhức, và dù đã cố gắng nhưng em cũng không thể nắm chặt tay lại được. Những lúc như thế em không thể làm việc gì nặng. Em đi khám thì BS chẩn đoán em bị hội chứng ống cổ tay, cho em đeo nẹp. Em nghe nói ở TPHCM có phẫu thuật nội soi điều trị bệnh này, vậy em nên đến bệnh viện nào, đăng ký phẫu thuật luôn có được không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Khôi - Bình Thuận)
  • Chào Mangyte, Tôi ở quận Bình Thạnh, TPHCM muốn nhờ Mangyte tư vấn một số thông tin về dịch vụ khám bệnh tại nhà có uy tín. Mẹ tôi bị bệnh tiểu đường và mất ngủ thường xuyên không tiện đến BV khám vì sức khoẻ yếu. Mong Mangyte giúp đỡ, xin cảm tạ. (Chu Lệ Hà - Quận Bình Thạnh, TPHCM)
  • Những món ăn này dễ làm, ăn ngon và giúp tránh được cho người tăng năng tuyến giáp.
  • Cường giáp (còn gọi là cường năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone (nội tiết tố) thyroxine trong cơ thể. Tình trạng cường giáp có thể làm tăng tốc đáng kể quá trình trao đổi chất trong cơ thể, gây nên hiện tượng giảm cân đột ngột, làm tim đập nhanh hoặc không đều, gây đổ mồ hôi và các triệu chứng căng thẳng hoặc khó chịu khác.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY