Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bệnh không lây nhiễm: Nâng cao năng lực của tuyến y tế cơ sở

Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi mạn tính và bên cạnh đó là các rối loạn tâm thần.

Thống kê của Cục Y tế dự phòng cho thấy, các là nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong tại Việt Nam. Cứ 10 người ch*t thì có 7 người ch*t do các bệnh không lây nhiễm, số ca Tu vong do chiếm tới 73% tổng số các ca Tu vong, trong đó 43% số ca Tu vong trước 70 tuổi, gánh nặng bệnh tật do chiếm 66% tổng gánh nặng bệnh tật.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm, việc phát triển năng lực dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị lâu dài các ngay tại tuyến y tế cơ sở là một trong những giải pháp trọng tâm. Ngày 19/12, Cục Y tế Dự phòng tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Nâng cao năng lực của tuyến y tế cơ sở trong dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm” với sự tham gia của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng Thực phẩm - ĐH Y Dược TP.HCM, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM; PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, Trưởng Phòng khám đa khoa Phạm Ngọc Thạch.

Gánh nặng từ bệnh không lây nhiễm

PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp cho biết, đây là vấn đề sức khỏe cộng đồng rất đáng lo ngại. Theo nghiên cứu của Bộ Y tế, nhóm người từ 18 – 69 tuổi đang mắc các bệnh: Cao huyết áp 18,9% (12,5 triệu người); đái tháo đường 4,1% (2,5 triệu); COPD, hen: trên 2 triệu người/năm; ung thư mới mắc: 200.000 người/năm; rối loạn tâm thần: 13 triệu, tổng cộng khoảng 30% dân số (trên 30 triệu người) mắc bệnh nhiễm.

Bạn Thanh Hùng (quận 7, TPHCM) hỏi: “Rất nhiều có thể điều trị tại y tế cơ sở, tuy nhiên một số nơi cơ sở vật chất của y tế cơ sở chưa đáp ứng, người dân vẫn phải vượt tuyến” và bạn đọc Ngọc Trang (Bình Định): “Nếu không được dự phòng và điều trị tốt, gánh nặng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng sống của người dân Việt Nam”.

PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp cho biết, Bộ Y tế đang triển khai, đẩy mạnh các mô hình trạm y tế điểm theo nguyên lý y học gia đình. Tại TP.HCM, mỗi quận huyện đã có một trạm y tế điểm, đồng thời tất cả các trạm y tế phường, xã đều đã được triển khai tầm soát các trong cộng đồng, ban đầu đã có những kết quả nhất định.

Việc tầm soát, dự phòng các có một vai trò vô cùng quan trọng. Khảo sát của Bộ Y tế năm 2015 cho thấy, vẫn còn 70% bệnh nhân đái tháo đường và 59% bệnh nhân cao huyết áp trong cộng đồng chưa được chẩn đoán. Nếu không làm tốt chẩn đoán sớm và điều trị dự phòng dẫn đến gánh nặng bệnh tật rất lớn bởi việc già hóa kèm các bệnh mãn tính sẽ làm sức khỏe người dân suy giảm, tuổi thọ suy giảm.

Bạn đọc Huỳnh Anh Tú (Bình Dương) thắc mắc: “Tỷ lệ và xu hướng mắc các rối loạn chuyển hóa liên quan đến ra sao”.

BS Hiệp cho biết theo khảo sát của Bộ Y tế cho thấy, hành vi lối sống không tốt cho sức khỏe kéo theo rối loạn chuyển hóa và các tăng cao: Rối loạn đường huyết lúc đói tăng 3,6%; tăng cholesterol máu: 30,2%; thừa cân béo phì: 15,6%; hút Thu*c lá 22,5%; sử dụng rượu bia 43,8% trong đó 44,2% nam giới sử dụng rượu bia ở mức nguy hại; ăn thiếu rau và trái cây: 57,2%; ít vận động thể lực: 28,1%; tiêu thụ muối: 9,4g/người/ngày.

Ung thư – nỗi lo hàng đầu

Độc giả Hoàng Mai (TP.HCM) hỏi: Thói quen nào trong ăn uống dễ dẫn đến ung thư vú, ung thư cổ tử cung?

BSCKII Đỗ Thị Ngọc Diệp và PGS.TS Nguyễn Thanh Hiệp cho biết: Ung thư vú đang là một trong những ung thư hàng đầu gây Tu vong ở phụ nữ, ung thư cổ tử cung đứng thứ 4. Hàng năm, có đến 11.000 ca ung thư vú và 4.000 ca ung thư cổ tử cung mắc mới. Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư vú như không sinh đẻ, không nuôi con bằng sữa mẹ… Vì thế, các tổ chức đều khuyến nghị phụ nữ nên sinh con trong độ tuổi “vàng”, cần thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, nên kéo dài thời gian cho con bú đến 18 – 24 tháng…

Nguyên nhân gây nên ung thư cổ tử cung thường có 3 nhóm yếu tố nguy cơ như sinh học (virus HPV có thể gây ung thư cổ tử cung), hóa học (Thu*c lá, rượu bia, chế độ ăn uống, hóa chất…) và vật lý (tia bức xạ…). Vì thế cần tầm soát các yếu tố nguy cơ để phát hiện bệnh sớm.

Bạn đọc Nguyên Anh (Hà Nội) đặt câu hỏi: “Gần đây, nhiều thông tin cho rằng, ăn “thực dưỡng” có thể chữa được ung thư. Thực hư vấn đề này như thế nào?”

BSCKII Đỗ Thị Ngọc Diệp khẳng định: Đây là những thông tin hết sức sai lầm. Thế giới chưa có ghi nhận nào về việc thực dưỡng chữa khỏi bệnh ung thư. Tuy nhiên, hiện đang có nhiều người không có kiến thức chuyên môn, lợi dụng thực dưỡng để bán hàng kiếm lời đã đồn thổi quá mức về thực dưỡng. Ung thư cần phải được điều trị bằng các biện pháp y học, tuy nhiên do nhiều người hiểu sai, bị lôi kéo đã từ chối điều trị y khoa, sử dụng thực dưỡng phản khoa học như không ăn chất béo, chất đạm, đường… khiến cơ thể suy kiệt. Trong khi bệnh nhân ung thư cần được cung cấp chế độ ăn có mức năng lượng cao, nhiều chất đạm để cơ thể đáp ứng được các biện pháp điều trị. Rất nhiều bệnh nhân ung thư điều trị bằng thực dưỡng đã Tu vong do suy kiệt và các bệnh lý nhiễm trùng chứ không phải Tu vong do ung thư.

Bạn đọc Lê Hòa (quận 2, TP.HCM) đặt câu hỏi: “Hiện nay, ăn gì mọi người cũng sợ có hóa chất rồi dễ mắc ung thư. Theo chuyên gia, làm thế nào để giảm bớt nỗi lo bệnh tật từ việc ăn uống hàng ngày?”.

BSCKII Đỗ Thị Ngọc Diệp cho biết, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến nghị, việc ăn uống, sinh hoạt lành mạnh sẽ giảm 60% nguy cơ gây ung thư. Sự lo lắng quá mức về thực phẩm có hóa chất với những thông tin không kiểm chứng trên mạng dẫn đến không ăn rau, không ăn trái cây … sẽ dẫn đến thiếu nhiều chất dinh dưỡng và gây nên ung thư.

Hiện nay, việc quản lý ATTP đang được các cơ quan quản lý tăng cường rất tốt, bên cạnh đó người dân nên trở thành người tiêu dùng thông minh, chọn thực phẩm được cung cấp sạch, an toàn, ăn đủ rau, trái cây, đa dạng thực phẩm (15 – 20 loại thực phẩm hàng ngày); cân đối giữa thực vật và động vật, ưu tiên thịt trắng, nên ăn cá trên 3 lần/tuần; nên ăn ngũ cốc nguyên hạt (đậu, đỗ, lạc, ngô…); không nên tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ chứ không phải không ăn thịt đỏ; không nên ăn mặn, thực phẩm chiên xào; ăn đồ ăn cũ, chiên đi chiên lại nhiều lần; loại bỏ hoàn toàn thực phẩm có nấm mốc, nhiều người tiết kiệm nhặt bỏ các hạt, rau củ bị mốc và sử dụng phần còn lại; hạn chế bia rượu, Thu*c lá…

Nguy cơ từ “đói” vi chất dinh dưỡng

Bạn đọc Hoàng Ngọc Hà (Đồng Nai) hỏi: “Theo nhiều nghiên cứu, khẩu phần ăn của người dân Việt Nam hầu hết không đáp ứng đủ 100% nhu cầu về các vitamin và chất khoáng. Để đa dạng hóa các nguồn cung cấp vitamin, ngoài bữa ăn hàng ngày, vitamin còn được cung cấp thông qua những con đường nào?”.

BS Đỗ Thị Ngọc Diệp cho biết, trong 4 yếu tố nguy cơ của các thì dinh dưỡng đứng đầu. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ dẫn đến thừa cân béo phì, tích mỡ trong cơ thể nhiều, dẫn đến tăng isuline đối với bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, nguy cơ xơ vữa động mạch, viêm cơ tim… Ăn mặn, quá nhiều muối sẽ làm tăng trương lực của mạch máu, giữ nước, rối loạn điều chỉnh làm tăng huyết áp. Tiêu thụ quá nhiều mỡ, đạm động vật, muối, ít rau, ít chất xơ, ít nước, thực phẩm không an toàn đều làm tăng các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư.

Theo nghiên cứu, người dân Việt Nam hiện đang sử dụng trung bình 9,8g muối/người/ngày, cao hơn khuyến nghị của WHO trong khi trên bình diện chung, giới trẻ đang sử dụng đường nhiều hơn yêu cầu khuyến nghị gấp 2 lần).

Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng như iot, kẽm, sắt, canxi, vitamin D… “đói” dinh dưỡng khá phổ biến nhưng ít được phát hiện. Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi là đối tượng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng nhiều. Tại đô thị, đối tượng văn phòng cũng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng do thói quen ăn uống đơn giản, qua loa. Tình trạng thiếu vitamin D tiền lâm sàng chiếm khoảng 50% dân số, thành phố bị nhiều hơn nông thôn, trẻ gái nhiều hơn trẻ trai (do ở trong nhà nhiều, ít vận động…).

Theo nhiều nghiên cứu, khẩu phần ăn của người dân Việt Nam hầu hết không đáp ứng đủ 100% nhu cầu về các vitamin và chất khoáng. Để đa dạng hóa các nguồn cung cấp vitamin, ngoài bữa ăn hàng ngày, người dân cần chọn các thực phẩm tự nhiên, tăng cường truyền thông giáo dục để chọn các thực phẩm giàu vitamin theo địa lý vùng miền. Tìm hiểu thông tin trên các trang web chính thống, chuyên khoa của viện dinh dưỡng, cục dự phòng…

Lựa chọn những thực phẩm đã được bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng như muối iot, nước mắm bổ sung sắt, bột nêm iot, sữa, bánh bổ sung vitamin A, D, canxi… Ngoài ra, ngành y tế còn tổ chức các phiên bổ sung chất dinh dưỡng như uống vitamin A cho trẻ em, bổ sung sắt và acid folic cho phụ nữ mang thai… Bên cnahj đó người dân cần chủ động đến tuyến để sử dụng các viên uống bổ sung vi chất dinh dưỡng dưới sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.

Bạn đọc Văn Cường hỏi: “Tôi bị đái tháo đường type 2 đã nhiều năm nay, xin chuyên gia gợi ý cho tôi chế độ dinh dưỡng hợp lý và cần kiêng khem những gì để bệnh không tiến triển nặng”.

BS Ngọc Diệp cho biết, bệnh nhân đái tháo đường cần tái khám định kỳ, xét nghiệm đường máu, nên trang bị máy đo đường huyết cá nhân để theo dõi và tự điều chỉnh hàng ngày. Chế độ ăn của người đái tháo đường không phải kiêng khem quá mức mà gần như chế độ ăn bình thường, nhưng điều chỉnh mức năng lượng để không thiếu cân, thừa cân; giảm bớt lượng chất bột đường chứ không giảm cực đoan như kiêng hoàn toàn dẫn đến hạ đường huyết, ảnh hưởng đến dự hậu của bệnh. Ăn chất bột đường khoảng 50 – 60% so với thông thường.

Hạn chế nhóm thực phẩm cung cấp chất béo, nên dùng dầu thực vật, không sử dụng dầu cọ, dầu dừa. Cung cấp đủ chất đạm với 50% động vật (thực phẩm màu trắng: cá, cá béo như basa, điêu hồng, cá biển, thịt gà, hạn chế thịt heo, bò); các loại đậu đỗ, nấm, sữa cho người đái tháo đường. Ăn nhiều rau, đủ rau, chủ yếu là rau xanh, rau màu cam, vàng… đạt 5 đơn vị rau/ngày (tương đương 5 chén). Lưu ý: Bớt sử dụng khoai củ, nếu ăn phải bớt cơm: khoai lang, khoai mỡ, khoai môn. Trái cây: 2 đơn vị/ngày, chủ yếu trái có múi (cam quýt bưởi); cơm: khoảng 3-5 đơn vị/ngày.

Những trái cây không nên ăn: mít, xoài, sầu riêng, nho, dưa hấu, chuối ăn ít; hạn chế chiên rán, nên luộc hấp. Món nên ăn: nộm, gỏi, lẩu. Ăn đúng giờ, không ăn no quá, tăng cường vận động thể lực (30 – 60 phút/ngày). Nên có 2 bữa ăn nhẹ, khuyến nghị nên dùng sữa cho người đái tháo đường thay cho bánh hoặc snack.

Hiện chưa có chứng cứ về việc ăn nhiều đường, đồ ngọt dễ dẫn đến đái tháo đường nhưng có sự liên quan đến chế độ dinh dưỡng không hợp lý là yếu tố nguy cơ dẫn đến đái tháo đường: ăn dư thừa năng lượng, dư thừa chất béo, tiêu thụ quá nhiều đường tự do, ít rau, ít trái cây… béo phì, ít vận động thể lực, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, yếu tố gen…

Bạn đọc Võ Văn Hoàng (Bình Chánh, TP.HCM) hỏi: “Được biết, thiếu canxi là nguyên nhân hàng đầu gây loãng xương. Để bổ sung canxi cho cơ thể, phòng ngừa nguy cơ loãng xương, cần bổ sung canxi như thế nào cho hợp lý?”.

BS Ngọc Diệp cho biết, nhu cầu khuyến nghị canxi cho người trưởng thành là 1000mg/ngày. Nên dùng các thực phẩm tự nhiên giàu canxi, thực phẩm có bổ sung canxi (sữa theo độ tuổi), thực phẩm chức năng có thành phần canxi nano kèm theo vitamin D, kẽm; sử dụng canxi quy đổi không nên quá 500mg/ngày.

Bạn đọc Anh Hoa hỏi về chế độ ăn uống, vận động cho bệnh nhân COPD.

BS Ngọc Diệp khuyến cáo: COPD là bệnh mãn tính phải sử dụng Thu*c lâu dài và tuân thủ điều trị của bác sĩ. Khi bị COPD không nên ăn kiêng, phải nạp năng lượng nhiều hơn do công hô hấp cao hơn bình thường. Phải ăn tăng năng lượng, chia nhỏ bữa ăn, chọn thực phẩm có giá trị sinh học cao: cá béo, dầu thực vật, thủy hải sản, thịt nạc. Hạn chế sử dụng thực phẩm có tính sinh hơi, ga như các loại nước có ga, bắp cải, một số khoai củ có tính sinh hơi. Nên chọn thực phẩm có chất xơ hòa tan và không hòa tan: rau có lá xanh, ớt chuông… Phải giữ cân nặng hợp lý (chỉ số BMI 21-22), bỏ hoàn toàn Thu*c lá cả chủ động lẫn thụ động; sử dụng nước ép trái cây, không ăn quá khuya, quá no.

Đảm bảo điều trị bệnh mãn tính tại y tế cơ sở

năng lực để chữa các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường... liệu điều này có đúng không?”.

PGS.TS Nguyễn Thanh Hiệp cho biết, hiện đã được đầu tư khá tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như cơ số Thu*c theo quy định của Bộ Y tế nên người dân có thể yên tâm khi điều trị tại đây.

Người dân phải có nhận thức về dự phòng, phát hiện sớm, tự chăm sóc sức khỏe, sử dụng cơ sở y tế gần nhất (trạm y tế) để dự phòng, phát hiện sớm. Phải có sự phối hợp giữa và y tế chuyên sâu trong dự phòng, điều trị, trong đó vai trò của bác sĩ gia đình rất quan trọng.

Bạn đọc Thúy Hoàng (Bình Định) hỏi về “những điểm mạnh, điểm yếu của trong việc chăm sóc sức khỏe người dân?”.

PGS.TS Nguyễn Thanh Hiệp cho biết, có điểm mạnh là tại chỗ, người dân không phải đi xa, không mất thời gian, giá cả hợp lý, được theo dõi chăm sóc liên tục tại địa bàn mình sinh sống. Tuy nhiên, thực tế nguồn lực của để cung ứng nhu cầu của người dân chưa đủ cả số lượng và chất lượng. Do vậy, cùng với việc tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở, cần nhân rộng những mô hình trạm y tế điểm, cân bằng luồng bệnh nhân giữa tuyến cơ sở và tuyến trên đồng thời tháo gỡ những vướng mắc về BHYT thanh quyết toán tại trạm y tế để tạo thuận lợi cho người dân.

Bạn đọc Đinh Hằng (Long An) hỏi: “Mức độ gia tăng của ngày càng cao, để khuyến khích người dân khám ngay tại cơ sở y tế gần nhà, vậy thực tế tại Trung tâm mà bà từng quản lý đã hỗ trợ như thế nào để người dân tin tưởng vào cơ sở y tế tuyến dưới?”

BS Ngọc Diệp cho biết, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM đã hỗ trợ tuyến quận huyện, bệnh viện để truyền thông đồng bộ về dinh dưỡng cho các bệnh nhiễm, hướng đến người bệnh cần ăn như thế nào, cái gì nên ăn, không nên ăn, tác động đến môi trường nhỏ trong từng gia đình. Các quận huyện đều có CLB đái tháo đường, tăng huyết áp… tăng cường giáo dục cho giới trẻ, đào tạo người truyền thông tích cực, đào tạo cho bác sĩ tuyến dưới…

Để can thiệp các bệnh lý không lây nhiễm, từ 2003, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM đã là thành viên của đơn vị chống đái tháo đường TP.HCM nhằm phát hiện sớm các yếu tố trung gian của bệnh lý không lây nhiễm. Trung tâm đã riển khai mô hình điểm quản lý tại cơ sở (thí điểm ban đầu ở 3 quận tại TP.HCM) với các hoạt động như huấn luyện cán bộ y tế tuyến cơ sở sàng lọc, quản lý sau sàng lọc, thay đổi lối sống, điều trị ngay tại trạm y tế; Tổ chức các chương trình truyền thông rộng khắp; Xây dựng set tài liệu, cẩm nang cầm tay (khoảng 10 đầu sách) để cho các cán bộ tuyến cơ sở cho các bệnh lý đái tháo đường, huyết áp, tim mạch…; Chủ động sàng lọc, xây dựng phần mềm quản lý đái tháo đường tại cơ sở, trong đó có quản lý bệnh huyết áp, điều trị ngay tại quận huyện không đưa lên tuyến thành phố.

Từ triển khai thí điểm, hiện nay đã mở rộng hoạt động trên toàn thành phố, người dân đã bắt đầu hình thành thói quen chủ động kiểm soát cân nặng, đường huyết… và đến khám tại tuyến cơ sở.

Trước những thắc mắc của bạn đọc Văn Thanh (An Giang) “Bệnh được bảo hiểm như thế nào so với lây nhiễm? Tuyến trên và tuyến dưới khác gì nhau?”.

BS Đỗ Ngọc Diệp cho biết, BHYT không phân biệt bệnh lây nhiễm và nhiễm, đồng thời đang có những thay đổi để đồng bộ BHYT giữa tuyến trên và tuyến dưới. Các cơ sở y tế hiện nay đang hỗ trợ rất nhiều, tỉ lệ bao phủ BHYT đang tăng dần nên sẽ đảm bảo quyền lợi của người dân khi khám chữa bệnh.

Bên cạnh đó, các bác sĩ còn giải đáp thắc mắc của bạn đọc về nguy hại của việc uống rượu bia có thể gây ung thư thanh quản, thực quản, gan, đại tràng, vú…; Tác hại nguy hiểm của việc hút xì gà khi lượng độc tố trong xì gà cao gấp nhiều lần so với Thu*c lá thông thường; Chế độ ăn hợp lý cho người ít có thời gian tập luyện, phòng chống bệnh tim mạch như ăn thức ăn nhiều chất xơ, thực phẩm còn vỏ, nguyên cám, hạn chế tối đa bia rượu, không dùng quá 5 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối/ngày (Quy đổi tử nước mắm, nước tương, gia vị, thức ăn có chứa muối như xúc xích, pate, mỳ gói…)…

PGS.TS Nguyễn Thanh Hiệp nhấn mạnh: “Bệnh từ miệng mà ra. Vì thế, người dân cần trang bị nhận thức, kiến thức đúng và điều chỉnh sinh hoạt, tập thói quen theo dõi các chỉ số sức khỏe của mình về cân nặng, vòng eo, đường huyết, theo dõi sức khỏe định kỳ để tầm soát, phát hiện sớm và được tư vấn để có hành vi lối sống phù hợp”.

Infonet

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vn/benh-khong-lay-nhiem-nang-cao-nang-luc-cua-tuyen-y-te-co-so-post326057.info)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY