Chấn thương chỉnh hình - Cột sống hôm nay

Chuyên khoa chuyên khám và điều trị các bệnh lý về chấn thương gồm gãy xương và trật khớp, các bệnh lý về chỉnh hình gồm các phẫu thuật cần chỉnh hình, các dị dạng bẩm sinh. Ví dụ như dị tật chi trên, dị tật thừa ngón cái bẩm sinh, bàn chân khoèo, trật khớp háng bẩm sinh…. Ngoài ra, còn bao gồm các bệnh lý về xương khớp: điều trị chỉnh hình cho bệnh thấp khớp ở trẻ em, cốt tủy viêm, u xương và phần mềm…., một số sang chấn thể thao như tổn thương các dây chằng, mất chức năng khớp vai, teo cơ…

Bệnh lý thần kinh cột sống: Cần chữa trị kịp thời trước khi bệnh gây tàn phế

Trong các bệnh lý ở cột sống, thoái hóa cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh thường gặp nhất.

Bệnh không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây giảm chức năng thần kinh, giảm chất lượng sống cho người bệnh. Nặng nề, có thể gây tàn phế, mất khả năng tự phục vụ sinh hoạt cá nhân, trở thành gánh nặng cho gia đình và cộng đồng.

Thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ là nguyên nhân thường gặp nhất gây chèn ép tủy cổ, đặc biệt ở lứa tuổi trên 55. Đây là quá trình tiến triển theo tuổi tác, tuy nhiên gặp sớm và nặng hơn ở những người lao động chân tay, đặc biệt liên quan đến mang vác, đội vật nặng trên đầu.

Biểu hiện lâm sàng là đau mỏi cổ gáy, tê bì tay chân, đi lại khó khăn... Người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh cùng máy chụp cộng hưởng từ để khám và chẩn đoán chính xác bệnh.

Điều trị bệnh lý thoái hóa cột sống cổ có nhiều phương pháp. Với các trường hợp thoái hóa nhẹ, không có biểu hiện chèn ép tủy thì chỉ định điều trị nội khoa với các Thu*c giảm đau, chống viêm, phục hồi thần kinh kết hợp đeo nẹp cổ, tập phục hồi chức năng.

Điều trị phẫu thuật cột sống cổ được đặt ra khi bệnh nhân có triệu chứng chèn ép tủy cổ rõ ràng, gây ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày đồng thời với việc có hình ảnh chèn ép phù hợp trên phim cộng hưởng từ. Chỉ định điều trị phẫu thuật cần rất chặt chẽ đảm bảo chính xác có sự phù hợp giữa lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh.

Thoái hóa cột sống cổ là nguyên nhân thường gặp nhất gây chèn ép tủy cổ.

Bệnh nhân cần giữ nẹp cổ 6 tuần, đủ để cho phần mềm liền tốt sau đó tập vận động nhằm giúp giảm đau cột sống cổ, tránh hạn chế vận động cột sống cổ sau mổ. Khám lại theo hẹn định kỳ nhằm phát hiện sớm những biến chứng và bệnh kèm theo.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Theo thống kê của Bộ Y tế, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiện nay ở nước ta chiếm tỉ lệ khá cao, có đến 30% dân số mắc phải căn bệnh này và đang có xu hướng trẻ hóa, thường gặp ở lứa tuổi từ 20-55 tuổi. Bên cạnh đó, nhiều người thường phát hiện bệnh quá muộn và chữa trị không đúng cách nên bệnh có thể tái phát nhiều lần và ngày càng nặng hơn, dẫn đến mất khả năng vận động, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Thoát vị đĩa đệm cấp tính có thể xuất hiện sau một chấn thương cột sống. Chấn thương cột sống mức độ nhẹ sẽ làm cho quá trình thoái hóa đĩa đệm diễn ra sớm hơn và nhanh hơn. Còn trong bệnh lý thoái hóa cột sống thì đĩa đệm là thành phần bị thoái hóa đầu tiên, sau đó mới đến đốt sống, dây chằng cột sống và các khớp. Triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm tiến triển theo hai giai đoạn:

Giai đoạn đau cấp: Là giai đoạn đau lưng cấp xuất hiện sau một chấn thương hay gắng sức. Về sau mỗi khi có những gắng sức tương tự thì đau lại tái phát. Trong giai đoạn này có thể có những biến đổi của vòng sợi lồi ra sau, hoặc toàn bộ đĩa đệm lồi ra sau mà vòng sợi không bị tổn thương.

Giai đoạn chèn ép rễ: Đã có những biểu hiện của kích thích hay chèn ép rễ thần kinh, xuất hiện các triệu chứng của hội chứng rễ: đau lan xuống chân, đau tăng khi đứng, đi, hắt hơi, rặn... nằm nghỉ thì đỡ đau. Ở giai đoạn này vòng sợi đã bị đứt, một phần hay toàn bộ nhân nhầy bị tụt ra phía sau (thoát vị sau hoặc sau bên), nhân nhầy chuyển dịch gây ra chèn ép rễ. Bên cạnh đó, những thay đổi thứ phát của thoát vị đĩa đệm như: Phù nề các mô xung quanh, ứ đọng tĩnh mạch, các quá trình dính... làm cho triệu chứng bệnh tăng lên.

Hiện nay có ba nhóm phương pháp điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm:

- Điều trị nội khoa: Nghỉ ngơi, vật lý trị liệu, châm cứu, bấm huyệt, kéo giãn, Thu*c chống viêm, giảm đau, giãn cơ.

- Can thiệp tối thiểu: Một số phương pháp như giảm áp đĩa đệm bằng hóa tiêu nhân, ozon oxygen, laser, sóng radio...

- Phẫu thuật: Biện pháp này dành cho những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa sau 6 - 8 tuần, có biến chứng viêm loét dạ dày do dùng Thu*c giảm đau kéo dài, thoát vị gây rách bao xơ, có mảnh rời di trú, gây chèn ép rễ thần kinh cấp tính...

ThS.BS. Nguyễn Khắc Hiếu - ThS. BS. Trần Quang Dũng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/benh-ly-than-kinh-cot-song-can-chua-tri-kip-thoi-truoc-khi-benh-gay-tan-phe-n160955.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Vẹo cột sống bẩm sinh là khiếm khuyết về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống lúc mới sinh. Tỷ lệ là trên 10.000 trẻ sơ sinh và ít gặp hơn so với các loại vẹo cột sống bắt đầu xuất hiện ở tuổi vị thành niên.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Tôi xin giới thiệu đến các bạn Tài liệu hướng dẫn vận động cột sống cổ
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY