Thời trang hôm nay

Thời trang là một khái niệm áp dụng cho một người thường mặc những bộ trang phục thịnh hành ở một thời điểm nào đó, nhưng khái niệm này lại thường là chỉ tới một sự biểu hiện cá nhân thông qua trang phục. ... Khái niệm thời trang thường được hiểu theo nghĩa tích cực, dùng để biểu tả vẻ đẹp, sự quyến rũ và phong cách.

Bệnh nhân Mỹ choáng với hóa đơn hơn 810 triệu đồng tiền điều trị COVID-19: Tôi chẳng quen ai có nổi số tiền lớn như vậy

Không chỉ Danni mà còn rất nhiều người Mỹ đang phải đối mặt với hóa đơn điều trị khổng lồ khi đại dịch COVID-19 càn quét qua đất nước này.

Video: Chính phủ các nước hỗ trợ chi phí COVID-19: Việt Nam miễn phí hoàn toàn phí xét nghiệm và điều trị

Vào ngày thứ 7 cuối tháng 2, Danni Askini bắt đầu cảm thấy đau ngực, khó thở và đau nửa đầu nên cô đã gọi cho bác sĩ tư, người đang giúp cô

Trong vài ngày tiếp theo, Danni cảm thấy thân nhiệt cô tăng giảm bất thường một cách nguy hiểm và cô còn ho ồng ộc vì phổi bị tích nước. Sau 2 lần phải cấp cứu trong tuần đó, đến ngày thứ 7 Danni mới được làm xét nghiệm.

Tuy nhiên, sau khi kiểm soát được phần nào triệu chứng như của bệnh cảm lạnh và viêm phổi, Danni một lần nữa lại được các bác sĩ cho về nhà mặc dù cô chưa nhận được kết quả xét nghiệm. 3 ngày sau, kết quả xét nghiệm mới trả về và Danni được chẩn đoán nhiễm COVID-19.

Vài ngày sau đó, Danni nhận được hóa đơn xét nghiệm và điều trị bệnh. Con số ghi trong tờ giấy khiến Danni choáng ngợp không thể nói thành lời vì tổng số tiền cô phải trả chính xác là $34.927,43 (hơn 811 triệu đồng). “Tôi thực sự rất sốc. Tôi không quen biết ai có “, Danni nói.

Các bác sĩ đang kiểm tra kết quả xét nghiệm của bệnh nhân nhiễm virus corona.

Giống như 27 triệu người dân Mỹ khác, Danni không có bảo hiểm khi nhập viện. Danni và chồng đã lên kế hoạch đến Washington, D.C vào tháng này để kiếm một công việc mới nhưng chưa thể bắt đầu. Và bây giờ, các kế hoạch đó chắc chắn phải dừng lại.

Hiện Danni đã nộp đơn cho Medicaid, chương trình cứu trợ tại Mỹ cho những người có thu nhập thấp, và hy vọng họ sẽ giúp cô chi trả hóa đơn khổng lồ kia. Nếu không, Danni sẽ phải gánh trên vai khoản nợ mà không biết bao giờ cô mới trả hết.

Khi Mỹ là ổ dịch thứ 3 trên thế giới với 348 người Tu vong và 26.888 người nhiễm COVID-19 tính đến 13h30 ngày 22/3, Danni sẽ không là trường hợp duy nhất lâm vào cảnh khốn cùng khi phải đối mặt với hóa đơn chữa trị khổng lồ. Các chuyên gia y tế công cộng dự đoán rằng, hàng chục ngàn người hoặc thậm chí là hàng triệu người trên khắp nước Mỹ sẽ phải nhập viện vì COVID-19. Và dĩ nhiên, Quốc hội vẫn chưa thể giải quyết tình trạng này.

Ngày 18/3, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật Family First Coronavirus Response Act (Đạo luật ứng phó với Corona và đặt các gia đình là ưu tiên cao nhất), trong đó có nhắc tới việc chính phủ Mỹ sẽ chi trả chi phí xét nghiệm nhưng đạo luật này lại không đề cập đến chi phí điều trị.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, hầu hết những người nhiễm COVID-19 không cần phải nhập viện và có thể hồi phục ngay tại nhà, nhưng những người cần đến phòng chăm sóc đặc biệt sẽ phải đối mặt với những hóa đơn lớn hơn của Danni rất nhiều, bất kể họ có bảo hiểm gì đi chăng nữa. Chính phủ Mỹ đang cố gắng tạo các gói cứu trợ để làm giảm gánh nặng kinh tế sau đại dịch COVID-19, nhưng chắc chắn rằng việc này không thể “lấp đầy” những hậu quả do virus corona gây ra.

Chi phí nhập viện điều trị COVID-19 ở Mỹ là bao nhiêu?

Do hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Mỹ không đồng nhất nên chi phí điều trị sẽ phụ thuộc vào việc bạn có bảo hiểm hay không, loại bảo hiểm đang có và số tiền khấu trừ. Một báo cáo mới từ Tổ chức Y Tế Phi chính phủ Kaiser Family Foundation tại Mỹ ước tính, chi phí trung bình để điều trị COVID-19 cho một bệnh nhân có bảo hiểm lao động và bệnh không biến chứng rơi vào khoảng $ 9,763 (gần 227 triệu đồng). Trường hợp có biến chứng, hóa đơn điều trị sẽ tăng gấp đôi $ 20,292 (hơn 471 triệu đồng).

Bệnh nhân sẽ phải trả bao nhiêu trong số đó?

Hầu hết các công ty bảo hiểm tư nhân sẽ chi trả các dịch vụ cần thiết để điều trị các biến chứng của virus corona, nhưng không bao gồm khoản khấu trừ, tức chi phí bệnh nhân phải trả trước khi bảo hiểm được áp dụng. Hơn 80% người có bảo hiểm lao động ở Mỹ có khoản khấu trừ và mức trung bình mỗi năm của một người là khoảng $ 1.655 (gần 38,5 triệu đồng).

Với bảo hiểm cá nhân, chi phí sẽ cao hơn. Khoản khấu trừ trung bình của một người vào năm 2019 là $ 5,861 (hơn 136 triệu đồng). Tuy nhiên, nhìn chung bệnh nhân có bảo hiểm sẽ phải chi trả hơn $1,300 (hơn 30,2 triệu đồng), bất kể là có biến chứng hay không vì đa số bệnh nhân nhập viện sẽ phải tiêu tốn nhiều hơn thế.

Nếu không có bảo hiểm, bệnh nhân bắt buộc phải tự bỏ tiền túi ra để trả tiền viện phí. Việc điều trị tại bệnh viện thường sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với phòng khám của bác sĩ, bởi nhiều bệnh viện sẽ tính phí cơ sở vật chất một khi bệnh nhân tới bệnh viện. Cụ thể, trong lần khám đầu tiên tại bệnh viện ở Boston vào ngày 29/2, Danni đã phải trả $1,804 (gần 42 triệu đồng) tiền cấp cứu và $3,841.07 cho phí dịch vụ khác (hơn 89 triệu đồng).

Việc chi phí chăm sóc sức khỏe ở Mỹ cao bậc nhất thế giới là điều không còn mới mẻ gì và điều này khiến hàng ngàn người phải ngừng chăm sóc y tế vì chi phí quá đắt đỏ. Tuy nhiên, khi đại dịch càn quét nước Mỹ, vấn đề cũ này sẽ trở nên cấp bách hơn. Nhiều người ở Mỹ vẫn sẽ phải đối mặt với những hóa đơn điều trị khổng lồ hoặc tìm cách ngăn chặn điều đó bằng cách né tránh làm xét nghiệm và điều trị, khiến tình hình dịch bệnh lan rộng hơn.

Mạng Y Tế
Nguồn: SaoStar (https://saostar.vn/the-gioi/benh-nhan-my-choang-voi-hoa-don-hon-810-trieu-dong-tien-dieu-tri-covid-19-toi-chang-quen-ai-co-noi-so-tien-lon-nhu-vay-7210185.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.