Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Bệnh nhi 4 tuổi bị u nguyên bào thần kinh được cứu sống nhờ ghép tế bào gốc

(MangYTe) - Sau 32 ngày tiến hành ghép tủy tự thân, sức khỏe của bệnh nhi H. đã hồi phục trở lại, các xét nghiệm máu của bệnh nhân đã trở về bình thường.

Ngày 9/1, Bệnh viện Trung ương Huế thông tin vừa điều trị thành công cho một bệnh nhi bị bệnh u nguyên bào thần kinh bằng phương pháp điều trị hóa chất liều cao kèm ghép tề bào gốc tự thân.

Trước đó, Trung tâm Nhi thuộc Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận bệnh nhi Nguyễn Ánh H. (4 tuổi, quê ở Quảng Trị) bị bệnh u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao. Với căn bệnh này tỉ lệ Tu vong sẽ rất cao nếu không được điều trị kịp thời và triệt để.

Sau khi tiến hành thăm khám, hội chẩn, Trung tâm Nhi Khoa đã phối hợp với Trung tâm Huyết học Truyền máu, Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Trung ương Huế, cũng như sự hỗ trợ nhiệt tình của các bác sĩ bệnh viện Huyết học Truyền máu thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành ghép tủy tự thân.

Sau 32 ngày ghép, sức khỏe của bệnh nhi H. đã hồi phục trở lại, các xét nghiệm máu của bệnh nhân đã trở về bình thường. Giáo sư Phạm Như Hiệp – Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã đến tặng hoa chúc mừng và tặng quà cho bệnh nhi, rất vui mừng với những nỗ lực của tập thể y bác sĩ Trung tâm Nhi và gửi lời cám ơn chân thành đến Bệnh viện Truyền máu huyết học thành phố Hồ Chí Minh và Quỹ Niikura, Tổ chức ACCL (Nhật Bản) đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ các bác sĩ Trung tâm Nhi khoa trong bước đầu tiến hành ghép.

Theo Giáo sư Phạm Như Hiệp, cho đến nay Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị thứ ba thực hiện thành công kỹ thuật này sau Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Huyết học Truyền máu thành phố Hồ Chí Minh, là lần đầu tiên thực hiện tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên.

Lê Chung

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/benh-nhi-4-tuoi-bi-u-nguyen-bao-than-kinh-duoc-cuu-song-nho-ghep-te-bao-goc-20200109124635453.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY