Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát thành dịch ở phía Nam

Thời gian gần đây,  nhiều tỉnh - thành có số ca mắc bệnh tay chân miệng (TCM) tăng vọt, trong đó có không ít số ca bệnh nặng. Theo nhận định của các chuyên gia y tế, bệnh này đang có nguy cơ bùng phát thành dịch tại khu vực phía Nam.
Số ca bệnh nhi TCM tăng cao và có nhiều ca nặng.

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận gần 17,5 nghìn trường hợp mắc bệnh TCM, tăng 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có 4 trẻ mắc TCM đã Tu vong ở Kiên Giang, Long An và An Giang. Trong 3 tháng vừa qua, tình trạng số mắc tăng cao xảy ra cục bộ tại các tỉnh thành phía Nam như TP HCM, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang.

Tại tp hcm bệnh tcm có nguy cơ bùng phát với xu hướng gia tăng các ca bệnh có biến chứng nặng giống như đợt dịch tcm vào năm 2011. bác sĩ lê hồng nga- trung tâm kiểm soát bệnh tật tp hcm cho biết, số ca mắc tcm tại thành phố từ năm 2014 đến năm 2020 giảm nhiều so với giai đoạn năm 2011-2013. trong vòng 6 năm qua, thành phố không có ca tcm Tu vong. tuy nhiên trong 3 tháng đầu năm 2021, số ca bệnh tcm đã tăng gần gấp đôi so với trung bình cùng kỳ từ năm 2017-2020. đáng lưu ý số ca bệnh tcm nặng (độ 2b trở lên) đang có khuynh hướng gia tăng. thông tin từ khoa nhiễm thần kinh bệnh viện nhi đồng 1, số ca mắc tcm nhập viện trong tuần qua tăng so với những tuần trước. trong đó có nhiều ca mắc độ 3 và độ 2b phải nằm phòng cấp cứu với một số biến chứng như giật mình, tăng huyết áp,…

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai cho hay, từ đầu năm đến trung tuần tháng 4/2021, trung tâm ghi nhận hơn 1,8 nghìn trường hợp mắc TCM, tăng gần 1,5 nghìn trường hợp so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, các huyện Cẩm Mỹ, Trảng Bom, Xuân Lộc và thành phố Biên Hòa là những địa phương có nhiều ca mắc. Riêng thành phố Biên Hòa có số ca mắc cao nhất với hơn 700 ca, tiếp đó là huyện Trảng Bom với hơn 350 ca.

Trước tình hình số ca mắc TCM tăng cao, ngành y tế tỉnh Đồng Nai tổ chức chiến dịch khử trùng tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đồng thời thực hiện truyền thông, phát tờ rơi, khuyến khích người dân tích cực tham gia công tác phòng chống bệnh TCM…

Tại tp hcm cũng tổ chức tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên y tế phụ trách công tác phòng, chống dịch. bs nguyễn hữu hưng- phó giám đốc sở y tế tp hcm cho biết: “trong thời gian tới, ngành y tế thành phố sẽ tăng cường hơn nữa các hoạt động truyền thông đến người dân về dịch bệnh tcm, tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn cho nhân viên y tế, rà soát lại cơ số vật tư y tế để đối phó nguy cơ bùng phát dịch tcm. bên cạnh đó, ngành y tế sẽ phối hợp với ngành giáo dục nhằm tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tcm trong trường học”.

Theo các chuyên gia y tế, TCM là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh có khả năng tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị đúng cách bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí Tu vong. Đặc biệt, bệnh TCM có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, thời điểm dịch bùng phát tháng 3-5 và từ tháng 8-9 hàng năm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/benh-tay-chan-mieng-co-nguy-co-bung-phat-thanh-dich-o-phia-nam-559597.html)

Tin cùng nội dung

  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY