Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Bệnh thấp tim - Làm sao biết và tránh?

Thấp tim hay còn gọi là thấp khớp cấp hoặc sốt thấp khớp (rheumatic fever) được coi là một trong những bệnh của hệ miễn dịch mô liên kết hay thuộc hệ thống tạo keo.

Bệnh thường gặp ở trẻ từ 5 - 15 tuổi. Ðây là căn bệnh làm tổn thương khớp, tim, thần kinh, da và chỉ để lại di chứng ở tim. Những di chứng tại van tim là nguyên nhân chính của bệnh tim mắc phải, gây Tu vong cho trẻ em 5 - 15 tuổi, làm mất sức lao động của những người trưởng thành.

Chẩn đoán xác định thấp tim khi nào?

Khi có bằng chứng của nhiễm liên cầu A đường hô hấp (biểu hiện lâm sàng của viêm đường hô hấptrên và/hoặc làm phản ứng ASLO dương tính và/hoặc cấy dịch họng tìm thấy liên cầu), kèm theo có ítnhất 2 tiêu chuẩn chính hoặc có 1 tiêu chuẩn chính kèm 2 tiêu chuẩn phụ. Sở dĩ là vậy vì trong màngtế bào liên cầu khuẩn nhóm A có một thành phần protein rất giống với protein màng tế bào cơ tim vàmột số tổ chức liên kết khác của cơ thể.

Ngoài ra, cấu trúc cacbon hydrat màng tế bào liên cầukhuẩn nhóm A cũng giống mucoprotein ở van tim người. Khi bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A, cơ thể sẽsản xuất các kháng thể chống liên cầu khuẩn, vô tình các kháng thể này cũng tấn công luôn cả cơ timvà các tổ chức liên kết có thành phần protein tương tự. Ngoài có cấu tạo protein rất giống vớiprotein màng tế bào cơ tim dẫn tới sự "nhầm lẫn" kể trên, màng tế bào liên cầu khuẩn còn mang nhiềuchất có độc tính với tế bào cơ tim, thận, phá hủy hồng cầu, tiểu cầu...


Hình ảnh hở van 2 lá do thấp tim.

Dấu hiệu nhận biết

Sau khi bị viêm họng từ 1 - 5 tuần, những trẻ bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A sẽ thấy xuất hiệntình trạng đau ở khớp với đặc điểm là đau từ khớp này sang khớp khác. Các khớp lớn như khớp gối,khớp khuỷu, khớp cổ chân, cổ tay sẽ bị sưng, đau, nóng đỏ khiến bệnh nhân đi lại và cử động rất khókhăn (riêng khớp cột sống hoặc khớp ngón tay, ngón chân rất ít khi đau nhức).

Điểm đặc biệt củabệnh này là khi khớp sau bị sưng đau thì các khớp bị sưng đau trước đó lại khỏi và trở lại hoạtđộng bình thường, không có biến dạng khớp và bị hạn chế cử động như các loại viêm khớp khác. Chínhvì biểu hiện như vậy mà căn bệnh này còn được gọi là bệnh thấp khớp cấp.

Cùng với những cơn đau ở khớp thì ở tim cũng có tổn thương (cơ tim, các màng tim và các van tim)làm cho người bệnh mệt mỏi, đau tức ngực, khó thở, nhịp tim chậm hoặc nhanh, có thể không đều. Nếuviêm cơ tim nặng gây khó thở, tím tái, phù, gan to.

Tổn thương thường gặp khi bị thấp tim

Viêm tim: Viêm tim là một biểu hiện bệnh lý nặng của thấp tim và kháđặc hiệu. Có khoảng 41 - 83% số bệnh nhân thấp tim có biểu hiện viêm tim. Các biểu hiện của viêmtim có thể là viêm màng trong tim, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim. Viêm tim có thể biểu hiện từthể không có triệu chứng gì đến các dấu hiệu suy tim cấp nặng hoặc Tu vong. Các triệu chứng lâmsàng có thể gặp là: tăng nhịp tim, tiếng thổi tâm thu, tiếng thổi tâm trương, tiếng rung tâmtrương, rối loạn nhịp, tiếng cọ màng tim, suy tim...

Một trong những biểu hiện phải chú ý và là biến chứng nặng của thấp tim là viêm van tim. Hở vanhai lá là một trong những biểu hiện thường gặp nhất, trong khi hở van động mạch chủ ít gặp hơn vàthường kèm theo hở van hai lá.

Viêm khớp: Viêm khớp là một biểu hiện hay gặp nhất trong thấp tim(80%) nhưng lại ít đặc hiệu. Biểu hiện của viêm khớp là sưng, nóng, đỏ, đau khớp, xuất hiện ở cáckhớp lớn (gối, cổ chân, cổ tay, khuỷu, vai...) và có tính chất di chuyển. Viêm khớp do thấp timthường không bao giờ để lại di chứng ở khớp.

Múa giật Sydenham: Đây là biểu hiện của tổn thương ngoạitháp và khá đặc hiệu cho thấp tim. Các biểu hiện là những động tác vận động không mục đích và khôngtự chủ ở các cơ mặt, chi; giảm trương lực cơ, rối loạn cảm động. Các biểu hiện ban đầu có thể làkhó viết, khó nói hoặc đi lại. Các biểu hiện này thường rõ khi bệnh nhân bị xúc động hoặc thức tỉnhvà mất đi khi bệnh nhân ngủ.

Múa giật Sydenham là một trong những biểu hiện muộn của thấp tim, nó thường xuất hiện sau khiviêm đường hô hấp trên khoảng 3 tháng. Múa giật Sydenham thường biểu hiện đơn độc trong thấp tim vàgặp ở khoảng 30%. Triệu chứng này thường mất đi sau 2 - 3 tháng.

Nốt dưới da: Đó là những nốt có đường kính khoảng 0,5 - 2cm, cứng,không đau, di động và thường xuất hiện ngay trên các khớp lớn hoặc quanh các khớp. Nốt dưới da cóthể gặp ở khoảng 20% số bệnh nhân bị thấp tim và thường biến mất sau vài ngày. Da ở trên nốt nàythường vẫn di động bình thường và không có biểu hiện viêm ở trên.

Đây là một loại ban trên da, có màu hồng và khoảng nhạt màu ở giữa tạo thành ban vòng.Thường không hoại tử và có xu hướng mất đi sau vài ngày. Hồng ban vòng là một dấu hiệu khá đặc hiệutrong thấp tim và ít gặp (5%), thường chỉ gặp ở những bệnh nhân có da mịn và sáng màu. Hồng banvòng thường xuất hiện ở thân mình, bụng, mặt trong cánh tay, đùi và không bao giờ ở mặt. Khi cóhồng ban vòng thì thường có kèm theo viêm cơ tim.

Do các triệu chứng nói trên, bệnh thấp tim hay bị nhầm với một số bệnh khác nên dễ bị bỏ qua.Điều này rất nguy hiểm, bởi nếu không được điều trị, bệnh cũng sẽ khỏi, nhưng sau đó một thời gianlại tái phát. Mỗi lần tái phát như vậy các tổn thương ở tim càng nặng hơn dẫn đến các chứng hẹp hayhở van tim, hoặc hở hay hẹp các van động mạch tại tim.

Lời khuyên của thầy Thu*c

Khi thấy đau khớp sau một đợt viêm họng, nên nghĩ tới thấp tim và cần sớm đi khám bệnh, làm cácxét nghiệm cần thiết để và có liệu trình điều trị đúng đắn. Nếu đúng mắc bệnh thấp tim, trẻ nêntuân thủ chế độ điều trị dự phòng nghiêm ngặt cụ thể: tiêm kháng sinh dự phòng một tháng một lầntheo chỉ dẫn của thầy Thu*c. Thời gian dự phòng là 5 năm, tốt nhất đến 18 tuổi, với thể tổn thươngnặng ở tim, phòng tái phát cho đến 25 tuổi.

Để phòng bệnh thấp tim, trẻ cần tránh không để bị cảm, bị viêm họng, viêm khí - phế quản, đồngthời gìn giữ vệ sinh răng miệng thật tốt. Cần chú trọng cải thiện các điều kiện ăn, ở, chú ý vấn đềvệ sinh môi trường, điều kiện dinh dưỡng đối với trẻ em.

AloBacsi.vnTheo BS. Lê Hưng - Sức khỏe & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-thap-tim-lam-sao-biet-va-tranh-n84663.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm họng là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng dễ dàng xuất hiện.
  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • (Mangyte) - Tôi vừa đọc bài báo: “Nam sinh Tu vong vì tự sướng 42 lần trong 1 đêm” mà rùng mình…
  • Em thường sử dụng Thuốc nhuộm tóc và da đầu em rất hay bị dị ứng.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY