Bệnh truyền nhiễm còn gọi là bệnh lây – Là bệnh thường gặp ở tất cả các châu lục nhưng đặc biệt là ở các nước có khí hậu nóng ẩm (nhiệt đới). Căn nguyên bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây ra gọi là mầm bệnh, bệnh có khả năng lây truyền trong cộng đồng bằng nhiều đường khác nhau và nhiều khi trở thành các vụ dịch với số lượng người mắc rất lớn. Bệnh thường diễn biến theo các giai đoạn.
Bệnh truyền nhiễm được biết từ thời cổ xưa. Thời Hypocrát bệnh truyền nhiễm đã được người ta biết đến với tên gọi là “Bệnh dịch” để nói lên tính chất nặng và phát triển rộng của bệnh. Thời đó người ta cho rằng bệnh có liên quan đén “Khí độc”. Vào thế kỷ XVI đã ra đời học thuyết về “Lây” thay cho quan niệm “Khí độc”. Thuyết về sự lây bệnh từ người bệnh này sang người lành được D.S.Samoilovitra đề xuất vào năm 1784, với giả thuyết này tác giả cho rằng căn nguyên gây ra bệnh truyền nhiễm mà trong đó có bệnh dịch hạch là cơ thể sống rất nhỏ bé. Tuy vậy mãi cho tới đầu thế kỷ XIX, cùng với sự ra đời của kính hiển vi, những căn cứ khoa học về bệnh truyền nhiễm mới được chứng minhbởi việc tìm ra một ssố vi khuẩn mà công đóng góp thuộc về các nhà bác học đI đầu như L. Pasteur, R. Koch, I. Mechnhicốp, G. Minx, D. Ivanôpski… Những thành tựu về vi khuẩn học ở nửa cuối thế kỷ XIX là cơ sở để tách bệnh truyền nhiễm khỏi bệnh học nội khoa chung bởi những nguyên lý khoa học riêng của nó. Sự phát sinh và phát hiện ngày càng nhiều các vi sinh vật gây bệnh làm cho các mặt bệnh truyền nhiễm ngày càng phong phú. Ngày nay số bệnh truyền nhiễm đã được nghiên cứu lên tới hàng trăm và theo sự phát triển thì sẽ có thêm những bệnh mới được đưa vào danh mục các bệnh truyền nhiễm.
Trước kia, bệnh truyền nhiễm được xếp chung vào các bệnh nội khoa. Từ nửa đầu thế kỷ XIX, nó được tách ra thành một chuyên khoa độc lập.
Bệnh truyền nhiễm đa số là những bệnh thường gặp ở tất cả các nước trên thế giới. Tuỳ từng vùng địa lý, khí hậu, tuỳ trình độ dân trí và điều kiện sống của mỗi vùng mà tỷ lệ mắc bệnh và cơ cấu bệnh tật khác nhau (vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, vùng có điều kiện kinh tế xã hội nghèo nàn lạc hậu thì tỷ lệ mắc bệnh cao và có nhiều loại bệnh truyền nhiễm hơn).
Bệnh truyền nhiễm đều có khả năng lây từ người bệnh sang người lành, nhiều bệnh phát triển thành dịch (thậm chí là đại dịch). Do vậy số lượng bệnh nhân truyền nhiễm rất đông và số lượng Tu vong cũng lớn.
Ngày nay nhờ sự phát triển của khoa học nói chung và y học nói riêng, nhiều bệnh truyền nhiễm đã được đẩy lùi, có những bệnh vĩnh viễn bị xoá bỏ (như bệnh đậu mùa). Tuy vậy, một số bệnh truyền nhiễm còn lan tràn và còn là mối đe doạ cho nhân loại như bệnh sốt rét, viêm gan virut, Dengue xuất huyết, sốt xuất huyết do virut Ebola, nhiễm HIV/AIDS...
Việt Nam là nước nhiệt đới, điều kiện sống còn thấp, nhiều tập quán sinh hoạt lạc hậu. Vì vậy, bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ rất cao, nhiều vụ dịch xảy ra quanh năm (như Dengue xuất huyết, sốt rét, nhiễm khuẩn do màng não cầu, dịch tả, dịch hạch...).
Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật gây ra, gọi là mầm bệnh. Mỗi một bệnh truyền nhiễm do một loại mầm bệnh gây nên.
Bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khoẻ bằng nhiều đường khác nhau. Nhiều bệnh có một đường lây truyền, một số ít bệnh có 2 đến 3 đường lây truyền.
Bệnh phát triển thường có chu kỳ mà trong lâm sàng gọi là các giai đoạn của bệnh diễn ra kế tiếp nhau: nung bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh và hồi phục.
Sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm, cơ thể người có đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Quá trình đó gọi là tạo thành miễn dịch. Tuỳ theo bệnh và tuỳ theo cơ thể người mà miễn dịch được hình thành với mức độ khác nhau, thời gian tồn tại miễn dịch bảo vệ cũng khác nhau.
Sức thụ bệnh khác nhau tuỳ theo loại bệnh và cơ thể bệnh nhân: có loại bệnh khi cơ thể nhiễm phải mầm bệnh sẽ mắc bệnh 100%; nhưng cũng có loại mầm bệnh khi cơ thể nhiễm phải mầm bệnh không nhất thiết trường hợp nào cũng mắc bệnh.
Từ lúc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể người cho tới trước khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Trong thời kỳ này, người bệnh không cảm thấy có triệu chứng gì. Thời kỳ nung bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào loại bệnh, số lượng và độc tính của mầm bệnh, sức đề kháng của cơ thể. Thời kỳ này có thể rất ngắn (hàng giờ) nhưng có thể rất dài (hàng tháng). Có không ít trường hợp người nhiễm bệnh mang mầm bệnh kéo dài (thể tiềm tàng hoặc thể người lành mang khuẩn).
Là những triệu chứng đầu tiên của bệnh xuất hiện nhưng chưa phải là lúc bệnh nặng và rầm rộ nhất. Bệnh truyền nhiễm thường khởi phát theo 2 kiểu: từ từ và đột ngột. Hầu hết các bệnh truyền nhiễm đều có sốt và một trong những triệu chứng khởi phát đầu tiên nhất cũng là sốt.
Là lúc bệnh phát triển rầm rộ nhất và thể hiện đầy đủ các triệu chứng nhất, đồng thời cũng là lúc bệnh nặng nhất. Các biến chứng cũng thường hay gặp trong thời kỳ này. Trong cùng một lúc có thể biểu hiện nhiều triệu chứng ở nhiều cơ quan khác nhau.
Do sức chống đỡ của cơ thể người bệnh tốt, mặt khác do tác động của điều trị, mầm bệnh và các độc tố của chúng dần dần được loại trừ ra khỏi cơ thể. Người bệnh sẽ cảm thấy đỡ dần. Những triệu chứng của bệnh ở thời kỳ toàn phát cũng dần dần mất đi. Nếu không được can thiệp sớm và có hiệu lực, một số bệnh diễn biến kéo dài, tái phát với những biến chứng và hậu quả nghiêm trọng.
Sau khi mầm bệnh và độc tố của chúng được loại trừ ra khỏi cơ thể người bệnh thì những cơ quan bị tổn thương dần dần bình phục và trở lại hoạt động hầu như bình thường, chỉ còn những rối loạn không đáng kể. Bệnh nhân có thể ra viện về nghỉ ngơi hoặc có thể tiếp tục lao động, chiến đấu được tuỳ theo khả năng bình phục.
Có rất nhiều cách phân loại bệnh truyền nhiễm tuỳ theo những quan niệm, mục đích khác nhau. Trong lâm sàng người ta hay áp dụng cách phân loại bệnh theo đường lây gồm 5 nhóm để tiện cách ly, quản lý và đồng thời cũng tiện cho săn sóc điều trị. 5 nhóm bệnh đó là:
Thông thường một bệnh truyền nhiễm chỉ do một mầm bệnh gây ra nhưng có khi lại đồng thời một lúc hai hay nhiều mầm bệnh cùng phối hợp tác động gây bệnh. Khi đó gọi là nhiễm trùng hỗn hợp hay đồng nhiễm.
Trong khi bệnh đang tiến triển, chưa khỏi lại có mầm bệnh khác nhờ điều kiện thuận lợi đó mà xâm nhập gây bệnh nặng thêm thì gọi là nhiễm trùng thứ phát (hay bội nhiễm).
Khi bệnh chưa khỏi hẳn, do một điều kiện thuận lợi nào đó làm cho các triệu chứng của bệnh lại quay trở lại.
Khai thác những người cùng sống đã có ai mắc bệnh tương tự chưa; nhất là việc tiếp xúc với những bệnh nhân có căn bệnh đã được chẩn đoán.
Khu vực sống hoặc đến công tác có ổ dịch lưu hành gì (sốt rét, dịch hạch, dịch tả...); mùa phát bệnh.
Dựa vào những triệu chứng lâm sàng nổi bật và đặc trưng cho từng bệnh. Đây là căn cứ có ý nghĩa khoa học và trong thực tế lâm sàng đôi khi là quyết định.
Xét nghiệm không đặc hiệu: Công thức máu, tốc độ máu lắng, xét nghiệm nước tiểu và các xét nghiệm chức phận liên quan.
Xét nghiệm đặc hiệu: Là yếu tố quyết định chẩn đoán. Xác định được mầm bệnh hoặc các dấu ấn của mầm bệnh (kháng nguyên, kháng thể...).
Là diệt mầm bệnh (vi khuẩn, virut, rickettsia, ký sinh trùng, nấm...). Thu*c diệt mầm bệnh thường là các loại kháng sinh và hoá dược hoặc thảo dược. Điều trị đặc hiệu quyết định làm khỏi bệnh triệt để.
Tác động trên quá trình sinh bệnh nhằm ngăn cản hoặc điều chỉnh những rối loạn bệnh lý. Điều trị theo cơ chế bệnh sinh hiện nay là biện pháp duy nhất giúp người bệnh qua khỏi các bệnh do virut, vì hiện tại chưa có Thu*c có tác dụng thực sự diệt virut.
Nhằm làm giảm các triệu chứng giúp cho người bệnh dễ chịu hơn và được coi là biện pháp điều trị hỗ trợ rất cần thiết.
Bệnh truyền nhiễm rất thường gặp. Các bệnh truyền nhiễm có những đặc điểm chung, bệnh tiến triển theo quy luật qua các thời kỳ. Sự phân chia bệnh truyền nhiễm cũng như chẩn đoán và điều trị theo một quan niệm và nguyên tắc thống nhất.