Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh viện K và Bắc Thăng Long khám, chữa bệnh trở lại

Hà Nội-Sau 15 ngày tạm dừng hoạt động để phòng, chống Covid-19, ngày 21/6 Bệnh viện Bắc Thăng Long đã chính thức tiếp nhận người bệnh tới khám, cấp cứu, điều trị.

Bệnh viện bắc thăng long tạm dừng tiếp nhận người bệnh mới tới đăng ký khám, chữa bệnh nội trú, ngoại trú từ ngày 6/6, sau khi phát hiện "bệnh nhân 8853" - người bán rau tại chợ cửa hàng mới, địa chỉ ở tổ 17, thị trấn đông anh, huyện đông anh, hà nội, qua công tác khám sàng lọc người bệnh.

Từ ngày 6/6 đến 20/6, bệnh viện đã tiến hành xét nghiệm nCoV cho 1.725 người là cán bộ y tế, người bệnh, người chăm sóc người bệnh, nhân viên vệ sinh, nhân viên phục vụ, nhân viên bảo vệ cách ly tại bệnh viện và những người có yếu tố liên quan. Kết quả, toàn bộ xét nghiệm đều âm tính (mỗi người có kết quả xét nghiệm RT- PCR âm tính ít nhất 2 lần).

Bệnh viện cũng đã chủ động rà soát lại toàn bộ tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng, chống Covid-19. Kết quả đạt 128/142 điểm (tỷ lệ 90,14%), đủ điều kiện để hoạt động khám, chữa bệnh trở lại bình thường.

Người bệnh đến khám tại bệnh viện k sau hơn một tháng bệnh viện phong tỏa để chống dịch. ảnh: thái hà.

Với Bệnh viện K, sau 45 ngày dừng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19, ngày 21/6 cơ sở Tân Triều chính thức hoạt động trở lại, khám và điều trị cho người bệnh.

Theo đó, bệnh viện yêu cầu người đến khám hoặc điều trị nội trú (gồm hoá trị, xạ trị, ngoại khoa) đi vào cổng 2 và tuân thủ thực hiện theo các quy định. Trước khi đến viện, người bệnh cần gọi điện đến Tổng đài tư vấn và hỗ trợ người bệnh 1900886684 để cung cấp thông tin cá nhân, dịch tễ, nhu cầu khám bệnh. Còn với người bệnh điều trị nội trú, gọi điện trực tiếp tới bác sĩ điều trị hoặc số hotline khoa mà người bệnh điều trị để cung cấp thông tin cá nhân, dịch tễ, nhu cầu khám bệnh...

Sau khi tiếp nhận thông tin, nhân viên y tế sẽ tư vấn, xác nhận lịch hẹn khám, điều trị của người bệnh qua tin nhắn đến số điện thoại mà người bệnh cung cấp. người bệnh được khuyến cáo xét nghiệm test covid-19 trước khi tới bệnh viện trong 48 giờ trước lịch đã hẹn.

Bệnh viện k cách ly y tế từ ngày 7/5 sau khi phát hiện covid-19 tại cơ sở tân triều. trưa 14/6, bộ y tế đã ra quyết định kết thúc thời gian cách ly y tế tại bệnh viện k cơ sở tân triều. từ ngày 14/6 đến 20/6, cơ sở này chưa tiếp nhận khám, chữa bệnh mà tập trung phun khử khuẩn, tổng vệ sinh và lên phương án, kế hoạch cụ thể để hoạt động trở lại.

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/benh-vien-k-va-bac-thang-long-kham-chua-benh-tro-lai-4297387.html)

Tin cùng nội dung

  • Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh,
  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY