Bệnh theo mùa hôm nay

Bị cảm cúm cần bổ sung kẽm

Cảm cúm thường kéo theo sốt. Khi thân nhiệt cao, khiến tiến trình biến dưỡng trong cơ thể ít nhiều bị xao trộn. Kẽm chính là một khoáng tố vi lượng cần bổ sung cho cơ thể lúc này.

Theo Vnexpress, kẽm nổi tiếng với tác dụng tích cực đối với hệ miễn dịch. Chưahết, sự thiếu hụt nó có thể dẫn đến huyết áp thấp, tăng trưởng xương chậm, chán ăn, mất khứu giácvà vị giác, trầm cảm...

Rõ ràng, cơ thể bạn cần kẽm, và có rất nhiều lợi ích của kẽm ngoài việc giúp bạn tránh bệnhcúm.

Nhu cầu kẽm ngày càng cao đối với cơ thể conngười

BS Lương Lê Hoàng cho biết, các thầy Thu*c hiện nay càng ngày càng hiểu rõ vai tròđa dạng của kẽm. Như đã được xếp loại vào nhóm khoáng tố vi lượng, cơ thể con người chỉ dự trữkhông hơn vài gam kẽm trong máu, xương, mắt và tụy tạng.

Nhưng cơ thể lại tiêu thụ rất nhiều kẽmtrong ngày, nhất là ở thai phụ, người đang cho con bú, vận động viên, người có cuộc sống căngthẳng, đối tượng mới bị chấn thương, bội nhiễm, người phải sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm…

Trên lý thuyết, cơ thể cần 15mg kẽm mỗi ngày. Nhu cầu trên thực tế theo nhiều kết quả nghiên cứulại cao hơn gấp bội, thậm chí gấp 3 - 5 lần như thế trong bối cảnh của cuộc sống căng thẳng hiệnnay.

Vì sao cơ thể cần nhiều kẽm

Cơ thể sở dĩ cần nhiều kẽm vì đây là nhân tố không thể thiếu, hầu như đảm bảo nhiều chức năngquan trọng, như:

Tăng cường hiệu quả của hệ miễn dịch. Chính vì thế mà nhiều trường hợp dị ứng chữa hoài khôngxong chỉ vì thầy Thu*c quên… kẽm.

Tối ưu hóa hoạt tính của insulin. Nhiều người bị bệnh tiểu đường oan, dù uống nhiều Thu*c nhưngđường huyết không ổn định. Lý do là vì thiếu kẽm nên insulin tuy có mà như không. Nhiều nhà nghiêncứu về bệnh tiểu đường thậm chí quả quyết là việc áp dụng Thu*c có kẽm cho người từ tuổi trung niêncó khả năng phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Ổn định chức năng tư duy. Rất nhiều người, nhất là người trẻ phải đồng hành cùng stress, đãngtrí, nguyên nhân thấy rõ là do thiếu kẽm. Tình trạng này tất nhiên được cải thiện rất nhanh sau khibệnh nhân được điều trị bằng Thu*c có kẽm với hàm lượng cao.

Tăng cường chức năng Sinh d*c. Thiếu kẽm làm cho tiến trình tổng hợp nội tiết tố bị xáo trộn.Nói cách khác, định kỳ hay thậm chí áp dụng Thu*c kẽm thường xuyên là một trong các biệnpháp an toàn để giữ chức năng Sinh d*c ổn định.

Bổ sung kẽm để sống khỏe hơn

Với đối tượng dễ thiếu hụt kẽm như người bệnh ngoài da, tiểu đường, thấp khớp, viêm ruột mãn…việc dùng Thu*c có kẽm, tất nhiên theo hướng dẫn của thầy Thu*c, trong đa số trường hợp là biệnpháp thiết yếu, thay vì chỉ trông mong vào chế độ dinh dưỡng.

Trong bối cảnh của cuộc sống căngthẳng hiện nay, khó tránh thiếu kẽm. Nhưng nếu muốn tiếp tục sống lâu, sống khỏe, tối thiểu khôngnên thiếu kẽm.

Theo Trà Mi - Suckhoenhi.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/bi-cam-cum-can-bo-sung-kem-n164036.html)

Tin cùng nội dung

  • Con trai tôi học lớp 3 bị tự kỷ - aspagor hang động - đang khám và điều trị ngoại trú theo đơn bác sĩ.
  • Cháu mang thai tháng thứ 7 thì phát hiện bị sỏi thận phải d=5mm. Cháu có nên uống canxi nữa không?
  • Đau dạ dày gồm bệnh lý nội khoa, ngoại khoa, stress và đặc biệt là thói quen ăn uống, sinh hoạt.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY