Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Bị đánh đập, trẻ em Bangkok ra đường làm người vô gia cư

Nhiều trẻ em vô gia cư ở Bangkok (Thái Lan) đang đối mặt với những hiểm họa mà chính chúng sẽ không thể ngờ đến.

Zing.vn trích dịch bài viết của tác giả Tibor Krausz đăng trên South China Morning Post nói về những đứa trẻ vị thành niên trốn khỏi nhà mình, trở thành kẻ lang thang và những nguy hiểm đang rình rập chúng.

Mỗi buổi tối, cậu bé 14 tuổi đều xuất hiện bên ngoài cửa hàng tiện lợi gần Siam Square, trung tâm mua sắm sầm uất ở thủ đô Bangkok (Thái Lan).

Tóc tai và toàn thân cậu dính đầy bụi bẩn, móng tay cậu mọc dài như móng vuốt. Cậu bé mặc chiếc quần đùi đã sờn đi vài chỗ, chiếc áo quá khổ và mang một đôi dép xỏ ngón. Bên cạnh cậu bé là chiếc cốc nhựa được lấy ra từ ba lô.

Cậu không nói một lời, thậm chí không nhìn bất kỳ ai. Cậu có vẻ buồn ngủ hoặc choáng váng, trông giống biểu hiệu của việc lạm dụng chất gây nghiện.

“Bố mẹ nó là những người tệ bạc. Tôi nghĩ họ buôn hàng cấm”, một phụ nữ bán hoa quả bên cạnh cho hay.

Thằng bé đến từ khu ổ chuột khét tiếng trong nội thành và thường lang thang trên đường.

“Tôi đã đề nghị đưa cậu bé về nhưng nó từ chối. Tôi cảm thấy tiếc cho nó”, một người đàn ông sửa giày trên vỉa hè chia sẻ.

Cậu bé ngủ trên lề đường, bên ngoài cửa hàng tiện lợi với hy vọng được nhiều vị khách giúp đỡ. Ảnh:Tibor Krausz.

Chưa bao giờ có kỷ niệm đẹp trong chính nhà mình

Theo Mirror, tổ chức phi lợi nhuận ở Thái Lan dẫn đầu các nỗ lực truy tìm trẻ em mất tích và giúp chúng đoàn tụ với gia đình, có rất nhiều trẻ em bỏ trốn khỏi nhà ở Bangkok.

“Những người này thường sống trong hoàn cảnh khó khăn và những vấn đề gia đình khiến chúng trốn chạy”, Lakkhana Sirikan, nhà nghiên cứu tại đơn vị cho biết.

“Sự thờ ơ, lạm dụng T*nh d*c và bạo lực gia đình là những lý do chính, các vấn đề ở trường cũng có thể là một trong những nguyên nhân”.

“Một cô bé 10 tuổi được báo cáo mất tích. Sau điều tra, chúng tôi phát hiện cô bé đã bị lạm dụng và khai thác sức lao động quá mức. Cô bé đã lên một chiếc xe buýt ngẫu nhiên và ở trên đó cho đến điểm dừng cuối cùng để tự giải thoát cho mình”, Lakkhana nói.

Sombat Boongamanong (51 tuổi), nhà hoạt động xã hội và nhà điều hành của tổ chức Mirror, nói: “Trẻ em bị bố mẹ bỏ rơi hoặc lạm dụng thường không có ông bà hay người thân khác để được hỗ trợ. Nhiều bậc phụ huynh phải đối mặt với những khó khăn, áp lực, và họ đổ chúng lên đầu con cái”.

Theo một tổ chức, vào năm 2019, 244 trẻ em được báo cáo mất tích ở Thái Lan, bên cạnh những trường hợp không được thông tin.

Sau đó, hầu hết chúng được xác định để đưa về nhà hoặc vào trại trẻ mồ côi.

Lạm dụng T*nh d*c, bạo lực gia đình là những vấn đề thường xuyên xảy ra, nhất là ở những khu ổ chuột. Ảnh: Leo Burnett.

Như những người lang thang khác, cậu bé ở gần trung tâm mua sắm Siam Square sống sót bằng cách ăn xin.

Cậu ta làm việc này cùng một người đàn ông ngồi xe lăn bị bệnh đa xơ cứng và một người khác với hộp sọ bị lõm sống gần phía cầu thang hành lang.

“Sống trên đường phố thật khó khăn, nhưng đối với một số trẻ em, điều này tốt hơn việc ở nhà”, Piyabut Phailamun, người đã từng trải qua hoàn cảnh tương tự, cho hay.

Tuổi thơ nghèo đói, thất học

Piyabut bỏ trốn khi 7 tuổi và đã trở thành người vô gia cư trong 15 năm. Những rắc rối trong gia đình đã đẩy anh ra khỏi ngôi nhà trong khu ổ chuột thu nhập bậc thấp nhất nhì Bangkok trải dài trên đường ray xe lửa.

Bà Piyabut bắt anh phải chăm sóc bà và không cho ra ngoài chơi. “Khi tôi lẻn ra ngoài chơi với những đứa trẻ khác, bà ấy đã đánh tôi”, anh kể lại.

Một đêm nọ, sợ sẽ bị trừng phạt lần nữa vì đã lẻn ra ngoài, Piyabut quyết định không trở về nhà nữa.

Một cậu bé lớn hơn khác đưa anh đến Sanam Luang, cánh đồng cỏ rộng lớn được mệnh danh là “cánh đồng của Hoàng gia”, nơi có nhiều người vô gia cư khác cũng đang ở, gồm cả trẻ em.

Sanam Luang không xa nhà Piyabut lắm, nhưng đối với anh, đây như một thế giới khác. “Tôi thích ở đây, một nơi vui vẻ. Tôi có được rất nhiều bạn bè”.

Piyabut nghĩ anh không thiếu thốn quá nhiều. Những người bán hàng cho anh ta thức ăn, và với số tiền xin được, anh ta thỏa sức chơi trò chơi ở các quán net hay cà phê internet.

“Khi bạn còn nhỏ, rất dễ cầu xin ai đó vì trông bạn thật đáng thương. Cảnh sát thậm chí còn không chú ý đến chúng tôi”, Piyabut nói.

Anh tắm ở sông Chao Phraya gần đó và ngủ trên cỏ hoặc vỉa hè. Khi trời mưa, anh trú dưới gầm cầu hoặc mái hiên nhà người khác.

Piyabut nhặt rác và giúp các nhà sư để đổi lấy thức ăn thừa. “Tôi không nhớ nhà trong suốt khoảng thời gian ấy vì tôi chưa bao giờ có những kỷ niệm đẹp trong chính nhà của mình”.

Nguy hiểm luôn rình rập những đứa trẻ vô gia cư bất cứ lúc nào mà chúng không hề hay biết. Ảnh: Bangkok Post.

Tương tự Piyabut, Ae bị bỏ rơi khi còn bé và được các nhà sư chăm sóc tại chùa.

Anh bị bắt nạt bởi những đứa trẻ khác nên đã trốn chạy khi lên 7 hay 8 tuổi.

“Tôi rất sợ một mình. Tôi đã tìm thức ăn trong thùng rác và nhờ người là giúp đỡ”, anh kể lại.

Ae dừng chân tại Sanam Luang, nơi anh bắt đầu xin ăn và bán báo, mặc dù anh không thể đọc. Ae thích các cuộc tụ họp công cộng, anh say sưa trong các lễ hội ngoài trời tại đây, với nhạc sống, những buổi chiếu phim và thức ăn miễn phí.

“Nếu ở lại, tôi có thể đi học và có cuộc sống tốt hơn”

Tuy nhiên, cuộc sống đường phố không phải chỉ có niềm vui và những trò tiêu khiển nhỏ nhặt.

Một số cậu bé vô gia cư bị dụ dỗ bán Thu*c methamphetamine, còn được gọi là yaba (Thu*c điên).

Những thanh niên khác bắt đầu ăn cắp, cướp giật và phạm những tội danh khác. Lạm dụng và buôn bán T*nh d*c là những mối đe dọa không hồi kết.

Sombat, người từng bỏ học cấp 3 và là thành viên của tổ chức Mirror cùng nhiều dự án nhân đạo khác trong gần 30 năm, nói: “Những người lang thang một mình càng lâu, tương lai của họ sẽ càng mù mịt hơn”.

“Một số người trở nên hung hăng và bạo lực. Một số đi vào hoạt động mua B*n d*m”, ông nói thêm.

Ae từng bị lừa tham gia phi hành đoàn của một chiếc thuyền đánh cá. Anh bị bắt làm nô lệ trong nhiều tháng trên biển mà không được trả tiền.

May mắn thay, Ae tìm được cách để trốn thoát. Hiện anh sống trong một căn phòng thuê nhỏ và làm việc như một nhân viên xã hội cho tổ chức Mirror, giúp đỡ những người vô gia cư khác.

Tuy nhiên, “Ae là một ngoại lệ đặc biệt. Nhiều người vô gia cư không có cơ hội làm vậy. Anh ta may mắn vì đã không dính vào con đường tội lỗi của những kẻ đầu đường xó chợ”, Sombat nói.

Piyabut Phailamun, cậu bé vô gia cư trong 15 năm, đến nay vẫn thường tự trách vì những bồng bột của bản thân. Ảnh: Tibor Krausz.

Piyabut cũng đã tìm được nhà, sống với ba của mình sau một lần mắc bệnh lao và được một bác sĩ tốt bụng điều trị miễn phí.

Anh vẫn thường tự trách bản thân vì đã bỏ nhà ra đi. “Nếu ở lại, tôi có thể đi học và có cuộc sống tốt hơn”.

“Tôi sẽ nói với những người lang thang ngoài kia rằng hãy về nhà khi còn có thể”, Ae nói thêm.

Theo Zing.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/bon-phuong/bi-danh-dap-tre-em-bangkok-ra-duong-lam-nguoi-vo-gia-cu-20200206165634973.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY