Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Bị đau đầu có nên dùng Thuốc “bổ não”?

Tôi là phụ nữ ở tuổi 46, gần đây thường xuyên bị đau đầu. Bạn bè mách tôi nên tiêm hoặc uống Thuốc bổ não sẽ hết đau đầu.
Tôi là phụ nữ ở tuổi 46, gần đây thường xuyên bị đau đầu. Bạn bè mách tôi nên tiêm hoặc uống Thuốc bổ não sẽ hết đau đầu. Mong quý báo tư vấn giúp tôi.

Nguyễn Thu Hoa (Quảng Bình)

Câu hỏi của chị khiến giới bác sĩ chúng tôi không khỏi lo lắng về tình trạng dùng Thuốc tùy tiện hiện nay. Đặc biệt với các Thuốc dùng cho hệ thần kinh trung ương như Thuốc tăng tuần hoàn não, hoạt hóa não bộ, việc dùng tùy tiện là vô cùng nguy hiểm, hậu quả khôn lường cho cơ quan nhạy cảm như não bộ.

Chị đang ở tuổi tiền mãn kinh, vì vậy cơ thể đang có sự thay đổi đáng kể về nội tiết nên có thể gặp các rối loạn, trong đó có đau đầu. Đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân. Để dùng Thuốc chữa trị hiệu quả thì phải được bác sĩ chẩn đoán cụ thể đau đầu vì nguyên nhân gì. Thực tế đau đầu có thể do các yếu tố như:

Nguyên nhân gây đau đầu nằm ngay trong đầu như động kinh, u não, chấn thương sọ não, thiểu năng tuần hoàn não, viêm động mạch thái dương, đau đầu migraine, nhồi máu não, tai biến mạch máu não, trầm cảm, lo âu, hoảng sợ, tâm thần phân liệt...

Đau đầu có thể do các yếu tố khác tác động: suy thận, suy tim, đái tháo đường, viêm dạ dày, đau răng, viêm họng, viêm xoang, glocom...

Ngoài ra, đau đầu còn do các nguyên nhân khác: thay đổi thời tiết, mất ngủ, stress, thiếu hụt hormon, tác dụng phụ do dùng Thuốc...

Mỗi loại đau đầu lại có một cách chữa khác nhau, tùy thuộc tình trạng bệnh cụ thể. Không thể có một loại Thuốc để chữa cho mọi bệnh nhân đau đầu.

Thực tế hiện nay, loại Thuốc mà mọi người hay gọi chung là Thuốc bổ não (có cả dạng tiêm và uống) là các Thuốc tăng tuần hoàn não và có thể được xếp vào 3 nhóm dưới đây: nhóm giãn mạch máu não (caviton, cinarizin...); Nhóm tăng sử dụng ôxy của tế bào não (piracetam, cerebrolysin, citicolin...); Nhóm Thuốc kết hợp (phezam).

Mỗi loại Thuốc có một số ưu và nhược điểm và có chỉ định chặt chẽ cho một bệnh nhất định, nếu dùng sai có thể gây tác hại. Ví dụ: bệnh nhân bị đau đầu do trầm cảm hoặc do động kinh mà được tiêm piracetam hoặc cerebrolysin thì bệnh không khỏi mà trái lại, bệnh nhân sẽ mất ngủ và lên cơn động kinh nhiều thêm. Không ít trường hợp đau đầu đã tự ý dùng Thuốc khiến bệnh không những không thuyên giảm mà còn nặng lên.

Chị nên đi khám bệnh và làm các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân cụ thể gây đau đầu và có phương pháp điều trị phù hợp.

Chúc chị mạnh khỏe!

BS. LÂM TRUNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bi-dau-dau-co-nen-dung-thuoc-bo-nao-19792.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Tai mũi họng có liên quan chặt chẽ với nhau, thường mắc phải các bệnh ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là viêm xoang, không chỉ ảnh hưởng vùng xoang mà còn gây ra đau đầu
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Chụp mạch máu não là một kỹ thuật hình ảnh nhằm khảo sát các mạch máu trong não. Một máy quét được sử dụng để chụp hình ảnh các mạch máu, sau đó tái tạo hình ảnh ba chiều (3-D) bằng cách sử dụng phần mềm chuyên dụng trên máy tính. Các hình ba chiều giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh (radiologist) xem chính xác hơn cấu trúc của mạch máu trong các bệnh như: phình động mạch, hẹp mạch trong sọ hoặc ngoài sọ, và đột quỵ…
  • Hầu hết các loại đau đầu thường nhẹ, và bạn có thể điều trị bằng Thu*c giảm đau. Tuy nhiên một số đau đầu báo hiệu một vấn đề bệnh lý nguy hiểm hoặc nghiêm trọng. Đừng bỏ qua đau đầu không giải thích được hoặc đau đầu tiến triển nặng dần theo thời gian.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Phụ nữ độ tuổi từ 45 - 55, do chức năng buồng trứng suy giảm dẫn đến rối loạn nội tiết và hệ thống thần kinh thực vật. Có đến 85% phụ nữ lâm vào một tình trạng bệnh lý được gọi là hội chứng tiền mãn kinh (menopausal syndrome) ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Biểu hiện bằng các triệu chứng như: rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, tim hồi hộp, có các cơn “bốc hỏa”, thay đổi tính tình, dễ mệt mỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY