Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bí mật của những người sống thọ tới 100 tuổi

Về mặt sinh học, những người thọ đến 100 tuổi có gì khác với đa số không vượt qua được cái ngưỡng “xưa nay hiếm”?

Phải chăng vì họ được thừa hưởng gene di truyền hay vì đã có lối sống khoa học, hợp lý nên phòng tránh được bệnh tật.

Để xác định điều này, các nhà khoa học đã khảo sát, phỏng vấn 424 người từ 100 tuổi trở lên:

Có hay không hoặc ở tuổi nào họ bị mắc 10 bệnh sau đây: tăng huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ, ung thư (kể cả ung thư da), loãng xương, bệnh tuyến giáp, bệnh Parkinson, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...

Lối sống: Chế độ dinh dưỡng, vận động, thói quen hút Thu*c lá...

Mối liên hệ giữa tuổi mắc bệnh với tuổi thọ được quan tâm nhưng kết quả thu được lại làm cho chúng ta khá ngạc nhiên. số người sống từ 100 trở lên đã được phân thành 3 nhóm:

Nhóm sống sót là những người đã từng mắc ít nhất 1 bệnh (trong số các bệnh kể trên) trước tuổi 80, gồm 24% số cụ ông và 43% số cụ bà.

Nhóm thoát hiểm tức đã đạt đến tuổi 100 mà không hề bị mắc một bệnh nào kể trên, gồm 32% số cụ ông và 15% số cụ bà.

Nhóm chậm, tức đã mắc một trong số các bệnh kể trên sau tuổi 80, gồm 44% số cụ ông và 42% số cụ bà.

Khi xem xét 3 bệnh gây Tu vong nhiều nhất là bệnh tim, ung thư (không kể ung thư da) và đột quỵ, các nhà nghiên cứu nhận thấy hầu hết những cụ đã thọ 100 tuổi đều thuộc nhóm thoát hiểm, 87% số cụ ông và 83% số cụ bà 100 tuổi trở lên đều không bị một bệnh nào trong số 3 bệnh kể trên.

Như vậy, những người sống đến 100 tuổi hay cao hơn nữa không nhất thiết chỉ cần có “bộ gene di truyền tốt” để giúp họ có miễn dịch với những bệnh thường gặp khi có tuổi. điều này chắc chắn đúng với một số người nhưng nhiều người khác vẫn có thể vượt qua được bệnh tật và sống khỏe mạnh qua tuổi 100 nhờ lối sống tích cực.

BS. Đào Trung Dũng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bi-mat-cua-nhung-nguoi-song-tho-toi-100-tuoi-n185863.html)
Từ khóa: sống thọ

Tin cùng nội dung

  • Cả tuần này, trời đổ mưa to, mình đã cảm nhận được cái lạnh của những cơn mưa thu và thế là mùa hè đã hết. Thời tiết lúc giao mùa này bao giờ cũng dễ chịu hơn.
  • Mùa tựu trường lại đến. Những tấm áo trắng tinh khôi lại nô nức kéo về Hà Nội rực cháy niềm đam mê cho khát vọng tương lai. Biết bao nhiêu ước mơ tươi đẹp lại được chắp cánh và thắp lên niềm hy vọng.
  • Thầy nói cho tôi hiểu, tôi sẽ chẳng là ai trên trái đất này nếu như không chịu học, và tôi sẽ là kẻ trắng tay khi một mai, mọi thứ hào nhoáng biến mất.
  • Một chiều cuối xuân, chúng tôi có dịp ghé thăm nhà chị Nguyễn Thị Hoa ở xóm Cộng Hòa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình – người phụ nữ được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Thái Bình và Khoa Sản Trường đại học Y Thái Bình cứu sống
  • Tuổi thọ con người tùy thuộc vào yếu tố di truyền, môi trường sống, dinh dưỡng, cách sống và kiến thức phòng trị bệnh. Trong đó, việc học ăn để tận dụng các ưu điểm của thực phẩm kết hợp với khoa học dinh dưỡng để phòng ngừa các bệnh lão suy cũng dự phần quan trọng trong việc gia tăng tuổi thọ...
  • Theo những gì đang diễn ra thì rõ ràng tuổi thọ của con người đang ngày một tăng lên. Trong điều kiện đời sống phát triển, đường đồ thị tuổi thọ dường như ngày càng lên cao. Vậy liệu chúng ta có thể sống 100, 150 hay 200 tuổi?
  • Các nhà khoa học thuộc Trường đại học Y Albert Einstein của Israel cho biết, con người sống lâu một phần là do gen di truyền.
  • Trang mạng của tạp chí sức khỏe Prevention (Mỹ) gần đây đưa ra lịch trình giờ giấc để những người bị chứng mất ngủ có thể cải thiện sức khỏe do thiếu ngủ.
  • Y học cổ truyền cho rằng “thần” là biểu hiện ra ngoài của hoạt động sống mà ta có thể cảm nhận được. Bảo vệ được cái “thần” sẽ giúp cho cơ thể luôn ở trạng thái hài hòa và sống thọ.
  • Mỗi ngày, có hơn 4.500 người bệnh trên cả nước đang chờ máu tại các bệnh viện, với họ hi vọng sống duy nhất phụ thuộc vào những đơn vị máu được hiến tặng từ người hiến máu tình nguyện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY