Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Bạn cần thận trọng với bệnh tiểu đường thai kỳ. nguồn ảnh: internet

Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường trong thai kỳ) là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể khi mang thai. Tình trạng này thường được phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ và thường tự khỏi sau khi sinh khoảng 06 tuần.

Vậy làm thế nào để biết bị đái tháo đường trong thai kỳ hay không? Sản phụ được lấy máu xét nghiệm đường máu, chẩn đoán đái tháo đường thai kì khi:

Đường huyết lúc đói: >= 126mg/dl.

Đường huyết bất kì: >= 200mg/dl.

Hoặc làm nghiệm pháp dung nạp đường dương tính.

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Nếu người mẹ bị tiểu đường thai kỳ, em bé có thể tăng nguy cơ:

Cân nặng khi sinh quá mức

Các mẹ có lượng đường trong máu cao hơn bình thường có thể khiến em bé bị thừa cân khi sinh.

Sinh non

Lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh non trước ngày dự sinh.

Khó thở

Trẻ sinh ra sớm với những mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể gặp phải hội chứng suy hô hấp – một tình trạng gây khó thở.

Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết)

Đôi khi em bé của các mẹ bị tiểu đường thai kỳ có lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh. các đợt hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây co giật ở trẻ.

Bị béo phì và tiểu đường loại 2

Em bé của những mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2 khi lớn lên.

Thai ch*t lưu

Bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị có thể dẫn đến thai ch*t lưu.

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/bien-chung-nguy-hiem-cua-tieu-duong-thai-ky-59671.html

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/bien-chung-nguy-hiem-cua-tieu-duong-thai-ky/20211117094142688)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Chăm sóc trước sinh rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo cho bạn và em bé có được sự khỏe mạnh tốt nhất có thể, vì vậy, hãy làm theo một số hướng dẫn đơn giản và đi khám thai đều đặn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY