Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Biến chứng thần kinh không do di căn của bệnh ác tính

Rối loạn mạch máu não gây ra biến chứng thần kinh ở bệnh nhân ung thư hệ thống bao gồm viêm nội tâm mạc huyết khối không do nhiễm khuẩn và huyết khối nhiễm khuẩn.

Có thể có nhiều các biến chứng thần kinh không do di căn của bệnh ác tính gồm:

(1) Bệnh não chuyển hóa do rối loạn điện giải, nhiễm khuẩn, dùng Thu*c quá liều; hoặc do suy chức năng của một số cơ quan duy trì chức năng sống được biểu hiện bằng cắc triệu chứng u ám, ngủ lịm, bồn chồn, mât ngủ, kích động, sững sờ, lú lẫn hoặc hôn mê. Thay đổi tâm thần thường kết hợp với run, giữ nguyên dáng, giật cơ. Điện não thấy sóng chậm lan tỏa. cần tiến hành các xét nghiệm để tim nguyên nhân của bệnh não và điều trị thích hợp

(2) Suy giảm miễn dịch do bệnh ác tính hoặc do điều trị bệnh ác tính (ví dụ điều trị hóa chất) thúc đẩy dẫn đến áp xe não, bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển, viêm màng não nhiễm herpes zoster, và các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác. Hơn nữa rò dịch não tủy xảy ra trong một số khối u làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Chụp cắt lớp sọ não giúp phát hiện sớm áp xe não nhưng ung thư di căn não cũng có hình ảnh tương tự. Xét nghiệm dịch não tủy là xét nghiệm có giá trị trong chẩn đoán viêm màng não nhưng lại không giúp cho chẩn đoán áp xe não. Điều trị cần phải đặc hiệu căn nguyên nhiễm khuẩn.

(3) Rối loạn mạch máu não gây ra biến chứng thần kinh ở bệnh nhân ung thư hệ thống bao gồm viêm nội tâm mạc huyết khối không do nhiễm khuẩn và huyết khối nhiễm khuẩn. Chảy máu não, chảy máu dưới nhện, chảy máu dưới màng cứng có thể xảy ra ở bệnh nhân bệnh bạch cầu tủy bào và cũng có thể gặp trong u di căn đặc biệt là u hắc sắc tố ác tính. Chảy máu dưới màng cứng tủy đôi khi cũng xảy ra sau chọc dịch não tủy ở bệnh nhân giảm tiểu cầu.

Đông máu rải rác nội mạch xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân bệnh bạch cầu tiền tủy bào và một số bệnh nhân ung thư tuyến và được đặc trưng bằng bệnh não dao động, thường có động kinh, bệnh thường tiến triển tới hôn mê và Tu vong. Có thể có một số dấu hiệu thần kinh kèm theo.

Huyết khối xoang tĩnh mạch biểu hiện bằng đau đầu và co giật xảy ra ở bệnh nhân bệnh bạch cầu hoặc u lympho. Thăm khám thấy có phù gai thị, và các dấu hiệu thần kinh khu trú hoặc lan tỏa. Thu*c kháng động kinh, thuồc chống đông và các Thu*c làm giảm áp lực nội sọ có thể có tác dụng.

(4) Thoái hóa tiểu não cận ung thư thường hay xảy ra trong ung thư biểu mô phổi. Các triệu chứng thoái hóa tiểu não có thể xuất hiện trước các triệu chứng ung thư vài tháng hoặc lâu hơn. Trường hợp điển hình sẽ gây nên hội chứng tiểu não toàn bộ với biểu hiện nói khó, rung giật nhãn cầu, và thất điều thân mình và chi. Thoái hóa tiểu não cận ung thư có lẽ là do cơ chế tự miễn, điều trị bệnh là điều trị ung thư.

(5) Bệnh não, đặc trưng bằng rối loạn trí nhớ gần, rối loạn khí sắc, ảo giác, động kinh xảy ra ở một số bệnh nhân carcinoma. Thường có bất thường dịch não tủy. Điện não có biểu hiện sóng chậm lan tỏa, đặc biệt vùng thái dương dưới giữa. Không có điều trị đặc hiệu.

(6) Bệnh ác tính có thể có bệnh lý đa dây thần kinh rối loạn cảm giác và vận động, ít khi có rối loạn cảm giác đơn thuần (ví dụ viêm rễ hạch lưng) hoặc rối loạn thần kinh thực vật. Bệnh dây thần kinh vận động bán cấp có thể thấy trong u lympho.

(7) Hội chứng nhược cơ hoặc viêm da cơ có thể gặp ở bệnh nhân carcinoma. Hội chứng nhược cơ có thể do tự miễn và lâm sàng của hội chứng nhược cơ này khác với bệnh nhược cơ.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoanthankinh/bien-chung-than-kinh-khong-do-di-can-cua-benh-ac-tinh/)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY