Béo phì, Thiếu cân hôm nay

Biến chứng và điều trị thừa cân béo phì ở trẻ

Trẻ em bị béo phì có nguy cơ mắc các bệnh giống như người lớn nhưng nặng hơn vì thời gian bệnh kéo dài và ảnh hưởng tới nội tiết cũng như tinh thần.

Thừa cân béo phì đang là đại dịch toàn cầu với mức độ tăng nhanh đáng kể hàng năm ở cả người lớn và trẻ em. Tại Việt Nam, đi đôi với tỷ lệ suy dinh dưỡng còn khá cao thì tỷ lệ người bị béo phì cũng tăng một cách nhanh chóng, đặc biệt là ở trẻ em. Đây là điều rất đáng lo ngại vì trẻ em béo phì sẽ có nguy cơ trở thành người lớn béo phì với một tương lai bệnh tật đang chờ đón. Phòng và điều trị thừa cân béo phì từ thời trẻ là rất cần thiết và cấp bách.

Phòng và điều trị thừa cân béo phì từ thời trẻ là rất cần thiết và cấp bách. Ảnh minh họa: hngn

Như thế nào là thừa cân béo phì?

Thừa cân là hiện tượng cân nặng cao hơn mức cân nặng nên có tương ứng với chiều cao. Béo phì là sự tích tụ bất thường và quá mức khối mỡ tại mô mỡ và các tổ chức khác ảnh hưởng tới sức khỏe.

Đánh giá béo phì sớm và đơn giản nhất là theo dõi biểu đồ tăng trưởng và chỉ số cân nặng theo chiều cao, chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi.

Biểu đồ tăng trưởng: Cân và đo chiều cao trẻ hàng tháng khi trẻ dưới 12 tháng tuổi, mỗi 2 tháng khi trẻ 12 tới 24 tháng tuổi. Trẻ tăng cân nhanh và cân nặng vượt quá đường cao nhất của biểu đồ thì có nguy cơ béo phì.

Cân nặng theo chiều cao hoặc BMI theo tuổi (cần các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng thực hiện): Với trẻ trên 2 tuổi, tốt nhất là sử dụng chỉ số cân nặng theo chiều cao hoặc BMI theo tuổi để đánh giá thừa cân béo phì. Trẻ em thừa cân và béo phì khi chỉ số cân nặng theo chiều cao lớn hơn +2SD hoặc BMI theo tuổi lớn hơn 85th.

Nguyên nhân dẫn tới thừa cân béo phì?

Loại trừ nguyên nhân bệnh tật (chiếm 10%) thì nguyên nhân chính của thừa cân béo phì là năng lượng ăn vào nhiều hơn năng lượng tiêu hao.

Nguyên nhân đưa tới tình trạng này có thể do di truyền (người béo phì có lượng leptin ít hơn người bình thường nên ăn nhiều hơn và ít protein đặc biệt nên ít đốt cháy năng lượng hơn) hoặc do môi trường. Môi trường có nhiều thức ăn năng lượng cao như nhiều chất béo, chất ngọt, ăn nhanh, ăn nhiều và ít hoạt động thể lực như không gian chật hẹp, xem tivi nhiều, vi tính, nhiều công nghệ cao thì dễ béo phì hơn.

Hậu quả trẻ béo phì

Trẻ em bị béo phì có nguy cơ các bệnh giống như người lớn nhưng nặng hơn vì thời gian bệnh kéo dài và ảnh hưởng tới nội tiết, tinh thần.

1. Ảnh hưởng tâm lý xã hội

Trẻ bị béo phì lúc nhỏ thường kéo dài cho đến hết thời gian thiếu niên, có chức năng tâm lý xã hội kém, giảm thành công trong học tập và thường không khỏe mạnh.

2. Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch

Rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và kháng insulin thường thấy ở trẻ em béo phì và rối loạn lipid máu xuất hiện liên quan tới tăng tích lũy mỡ trong ổ bụng. Những rối loạn lipid máu, huyết áp và insulin máu ở trẻ em sẽ kéo dài đến thời kỳ thanh niên.

3. Biến chứng gan

Các biến chứng gan ở trẻ em béo phì đã được đưa ghi nhận, đặc biệt đặc tính nhiễm mỡ gan và triệu chứng tăng men gan (transaminase huyết thanh). Các bất thường men gan cũng có thể liên quan với bệnh sỏi mật, nhưng bệnh này thường hiếm gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên.

4. Các biến chứng về giải phẫu, xương khớp

Trẻ em bị béo phì có thể bị các biến chứng về mặt giải phẫu. Nghiêm trọng là bệnh Blount (một dị dạng xương chày do phát triển quá mạnh), dễ bị bong gân mắt cá chân.

5. Các biến chứng khác: Nghẽn thở khi ngủ và bệnh giả u não. Nghẽn thở khi ngủ có thể gây chứng thở quá chậm và thậm chí ở những trường hợp nặng có thể gây Tu vong. Bệnh giả u não là một bệnh hiếm gặp liên quan đến tăng áp suất trong sọ não, đòi hỏi cần phải đi khám ngay.

Điều trị béo phì ở trẻ em

Nguyên tắc chung là giảm năng lượng ăn vào và tăng năng lượng tiêu hao. Tuy nhiên trẻ em là một cơ thể đang phát triển nên việc điều trị phải hết sức chuyên nghiệp để không thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Mục tiêu điều trị béo phì của trẻ không phải chỉ là giảm cân. Trái lại nếu giảm cân không đúng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Tùy theo tình trạng sức khỏe, bệnh tật của trẻ mà có những mục tiêu điều trị khác nhau. Thứ tự ưu tiên như sau:

- Mục tiêu quan trọng nhất là thay đổi hành vi về ăn uống và tăng cường lối sống năng động.

- Mục tiêu tiếp là điều trị những biến chứng (nếu có).

- Mục tiêu sau cùng mới là giảm cân. Tốc độ giảm cân thích hợp là khoảng 500 g mỗi tháng. Tùy từng trường hợp sẽ có những mức độ và mục tiêu giảm số lượng cân nặng khác nhau.

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị HoaTrưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Quốc tế City

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/bien-chung-va-dieu-tri-thua-can-beo-phi-o-tre-3230660.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY