Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Bố tôi bị phình động mạch chủ bụng, có nhất thiết phải đặt stent?

Bố tôi bị phình động mạch chủ bụng, BS khám tư vấn nên đặt stent với chi phí khoảng 300 đến 350 triệu nếu không có BHYT. Xin hỏi BS bố tôi có cần đặt stent không?
Chào BS,

Bố tôi bị đau bụng, vào viện khám BS cho siêu âm bụng thì chẩn đoán bị phình động mạch chủ bụng đường kính từ 4 đến 5cm. Huyết áp bố tôi là từ 80 đến 107, nhịp mạch 57 đến 60. Bố tôi không bị tiểu đường hay bệnh gì khác. BS khám tư vấn nên đặt stent ở động mạch chủ bụng dưới với chi phí khoảng 300 đến 350 triệu nếu không có BHYT.

Tôi xin nhờ BS tư vấn trường hợp bố tôi có nhất thiết phải đặt stent không và chi phí đặt như vậy có hợp lý không vì tôi thấy là lớn đối với gia đình tôi. Xin cảm ơn BS rất nhiều.

(Đỗ Trung Kiên - Kien...@gmail.com)

Phình động mạch chủ bụng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,

Động mạch chủ là động mạch lớn nhất trong cơ thể đưa máu từ tim đi nuôi toàn bộ cơ thể. Phình động mạch chủ là hiện tượng tăng kích thước khu trú động mạch chủ dạng hình túi hoặc hình thoi gây ra do một điểm yếu trên thành mạch. Nguyên nhân thường gặp nhất gây phình động mạch chủ bụng là do tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.

Phình động mạch chủ bụng thường có diễn tiến âm thầm không triệu chứng rõ rệt trong nhiều năm, chỉ phát hiện ra khi bệnh nhân tình cờ đi khám bệnh hoặc do các triệu chứng của các cơ quan lân cận bị ảnh hưởng như đau bụng, đau lưng, thấy một khối phình ở bụng dập theo nhịp mạch...

Phình động mạch chủ bụng nếu không điều trị gì (nội khoa, ngoại khoa) thì khối phình sẽ ngày càng tăng kích thước, có thể bóc tách, vỡ túi phình…

Hiện tại bố của bạn có chỉ định đặt stent ở động mạch chủ bụng để điều trị phình động mạch chủ bụng, chi phí BS nêu là “đúng giá”. Việc áp dụng kỹ thuật Stent-Graft trong điều trị bệnh lý động mạch chủ là một bước đột phá của nền y học hiện đại giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật, thời gian nằm viện và hiệu quả vượt trội so với phương pháp phẫu thuật mổ hở.

Thân mến.

>> Phình động mạch chủ bụng chậu 2 bên, đái khó, nên dùng Thu*c gì?
>> Phình động mạch chủ điều trị thế nào, AloBacsi ơi?

Phình động mạch chủ bụng là tình trạng động mạch chủ bị giãn ra to hơn bình thường. Động mạch chủ bụng (động mạch lớn nhất trong cơ thể) là mạch máu chính dẫn máu từ tim đến các cơ quan và các mô ở nửa phần dưới của cơ thể. Hiện tượng giãn nở hay phình động mạch chủ rất nguy hiểm. Đoạn động mạch bị phình có thành mạch yếu hơn thành mạch bình thường, do đó các mạch máu này rất dễ vỡ dưới áp lực của máu nếu không được điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào kích thước động mạch phình và nguy cơ vỡ phình động mạch.

- Nếu động mạch phình nhỏ (đường kính nhỏ hơn 4 cm) thì không cần chữa trị, nhưng phải kiểm tra mỗi 6 tháng đến 1 năm và siêu âm để theo dõi khối phình động mạch có đang lớn lên hay không;
- Khối phình khoảng 4 đến 5 cm có nhiều cách điều trị khác nhau. Vài bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật, một số khác chỉ tiến hành theo dõi. Nếu động mạch chủ bụng phình hơn 1 cm mỗi năm, phẫu thuật sẽ là lựa chọn tối ưu;
- Với những động mạch phình có đường kính lớn hơn 5 cm, bác sĩ sẽ kiến nghị phẫu thuật để đưa mạch máu nhân tạo bằng lưới sợi tổng hợp vào bên trong của khối phình. Nhiệm vụ của mạch nhân tạo là giúp giữ vững tránh khối phình bị vỡ.

Cách tốt nhất để kiểm soát bệnh phình động mạch chủ là giữ cho mạch máu càng khỏe càng tốt. Điều này đồng nghĩa với việc:

- Từ bỏ hút Thu*c;
- Kiểm soát huyết áp;
- Tập thể dục thường xuyên;
- Giảm cholesterol và chất béo trong chế độ dinh dưỡng.


BS.CK1 Cao Thị Lan Hương
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/bo-toi-bi-phinh-dong-mach-chu-bung-co-nhat-thiet-phai-dat-stent-n381169.html)

Tin cùng nội dung

  • Xơ vữa động mạch (XVĐM) là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, nhối máu cơ tim, thiểu năng mạch vành, đột quỵ… bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (NCT).
  • Viêm tắc động mạch chi là một bệnh khá thường gặp ở các nước phát triển và có xu hướng tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển.
  • Hơn 20 năm qua, từ những ca phẫu thuật mạch vành lẻ tẻ tại một số trung tâm phẫu thuật lớn trong cả nước đến nay nó đã trở thành phẫu thuật ...
  • Nếu thuộc nhóm có nguy cơ tắc nghẽn động mạch, bạn nên thực hiện chế độ ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe, tập luyện thường xuyên và đi khám định kỳ
  • Bà tôi vừa đi khám bệnh, phát hiện bị xơ vữa động mạch. Xin hỏi, do đâu bị xơ vữa động mạch?
  • Phình động mạch chủ bụng (abdominal aortic aneurysm - AAA) là tình trạng giãn nở ( phình ) của một phần động mạch chủ trong vùng bụng mà đường kính …
  • Bệnh động mạch vành (thiếu máu cơ tim) được gây ra khi lòng động mạch bị hẹp hay tắt nghẽn, thường do xơ vữa động mạch. Với những triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu ở Mỹ và các nước phát triển.
  • Viêm động mạch Takayasu là dạng hiếm của các rối loạn viêm mạch máu. Bệnh có thể gây đau ngực, đau tay, cao huyết áp và cuối cùng là suy tim hoặc đột quỵ.
  • Xơ vữa động mạch (atherosclerosis) là bệnh làm động mạch của bạn trở nên cứng và hẹp đi. Thậm chí, động mạch có thể bị tắc hoàn toàn. Động mạch là những mạch máu mang máu từ tim đến những phần còn lại của cơ thể.
  • Nong động mạch cảnh (Carotid angioplasty) là một thủ thuật nhằm mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp để phòng ngừa hay điều trị đột quỵ. Động mạch cảnh là động mạch nằm ở hai bên vùng cổ và là động mạch chính cấp máu cho não. Thủ thuật này liên quan đến việc luồn và bơm phồng một bóng nhỏ để nong và mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY