Bệnh theo mùa hôm nay

Bỗng nhiên bị mệt, cẩn thận bệnh tay chân miệng

Ghi nhận suy tim, tay chân nổi bóng nước, nên bác sĩ chẩn đoán là cháu bị bệnh tay chân miệng độ III, là độ nguy hiểm đến tính mạng của cháu.

Cháu Nguyễn Tấn P. 12 tháng, nhà ở Bình Trị Đông, Bình Tân, TPHCM, được mẹ đưa về quê ngoại ở Mỹ Tho chơi. Bỗng nhiên, cháu bị mệt, môi tái, quấy khóc liên tục nên mẹ P. vội đưa cháu vào Khoa Nhi, BV Tiền Giang chiều 13/10/2014.

Sau khi khám cho cháu, bác sĩ ghi nhận cháu bị suy tim, nhịp tim rất nhanh trên 170 lần trong một phút, tay chân nổi bóng nước, nên bác sĩ chẩn đoán là cháu bị độ III, là độ nguy hiểm đến tính mạng của cháu.

Cháu P. được các thầy Thu*c tích cực cấp cứu, tiếp hơi, truyền Globulin miễn dịch và cấp cứu suy tim cho cháu. Sau ba ngày điều trị, cháu P. đã khỏe, ăn uống được và hết mệt, nhịp tim trở lại bình thường.

Khi siêu vi trùng gây miệng xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống. Rồi vào ruột, siêu vi trùng sẽ sinh sôi nẩy nở lên thật nhiều ở các hạch bạch huyết ở ruột, sau đó vào máu rồi tấn công vào các cơ quan thích ứng với siêu vi này như: da, niêm mạc miệng, não, màng não, cơ tim… làm tổn thương các cơ quan kể trên.

Khi não bị tổn thương, cơ thể sẽ kích hoạt hệ thống đáp ứng viêm, các chất gây viêm sẽ làm rối loạn chức năng của các cơ quan trong cơ thể trong đó có cơ tim và mạch máu.

Để phòng bệnh, cần vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt, rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà. Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

Cách ly bé bệnh tại nhà. Không cho bé đến nhà trẻ, trường học, nơi các bé chơi tập trung trong 10 - 14 ngày đầu của bệnh.

Khi bé bị bà con mình theo dõi tại nhà, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như sốt cao liên tục ≥ 390C khó hạ, thở mệt hay thở yếu, tiêu lỏng hay nôn ói nhiều, giật mình, chới với, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, yếu hay liệt các chi, co giật hay hôn mê... thì phải đưa cháu đến bệnh viện ngay lập tức.

AloBacsi.vn, Theo BS Nguyễn Thành Úc - Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/bong-nhien-bi-met-can-than-benh-tay-chan-mieng-n163202.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY