Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

BS Trần Quốc Khánh nói về 2 vấn đề hệ trọng mùa Covid-19: Ho-sốt-khó thở làm thế nào? Khi nào cần cấp cứu?

Đây là vấn đề vô cùng quan trọng, quyết định thái độ xử trí trong việc cách ly cũng như những hoạt động dự phòng lây nhiễm khác.

Ngày 28/3, mạng xã hội xuất hiện bài viết ngắn gọn của Bác sĩ Trần Quốc Khánh (Bệnh viện Việt Đức - Hà Nội) về những lời khuyên dành cho mọi người nếu không may gặp phải vấn đề sức khỏe trong mùa dịch Covid-19. .

Bài viết sau đó đã được chia sẻ trên Group và nhận được sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng này. Chúng tôi trích đăng lại những nội dung thiết thực từ bài viết của BS Trần Quốc Khánh.

khó thở gây ra bởi các nguyên nhân khác hay do nhiễm SARS-CoV-2?

Đây là vấn đề vô cùng quan trọng, quyết định thái độ xử trí trong việc cách ly cũng như những hoạt động dự phòng lây nhiễm khác.

1. Điểm nổi bật đầu tiên để chúng ta nghĩ đến nhiễm SARS-CoV-2 chính là CÓ YẾU TỐ DỊCH TỄ, điều này rất quan trọng.

Hiện nay khi số lượng người nhiễm trong nước đang tăng lên, số người về từ những vùng dịch cũng tăng lên…=> yếu tố dịch tễ sẽ càng khó truy tìm và không phải lúc nào cũng có thể xác định rõ ràng hoàn toàn.

Tuy nhiên những người có nguy cơ chính là những người đi từ vùng có dịch về hoặc những người có tiếp xúc F1,F2 hoặc thậm chí cả F3 với người có xét nghiệm dương tính.

Chúng ta nên dừng lại ở "F" mấy thì có thể gọi là an toàn? Rất khó trả lời!.

Vì nguy cơ lây nhiễm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên khi chúng ta chẳng may "lọt vào" danh sách F1=>F3 thì việc theo dõi những người F1 có dương tính hay không cũng như để ý những biểu hiện triệu chứng của mình và tự chủ động cách ly ở nhà là điều rất cần thiết.

2. Điều thứ 2, chúng ta cần nghĩ nhiều đến nhiễm SARS-CoV-2 khi có những biểu hiện lâm sàng tương đối đặc trưng của chúng, đặc biệt là những người có yếu tố dịch tễ từ F3 trở lại.

Triệu chứng bao gồm: HO KHAN, MŨI HỌNG KHÔ, SỐT CAO, TỨC NGỰC KHÓ THỞ NHIỀU. Bệnh nhân rất ít khi hắt xì hơi, chảy nước mũi miệng cũng như ít khi đau nhức xương khớp toàn thân như cảm cúm thông thường.

Bài viết của BS Trần Quốc Khánh được chia sẻ trên Group .

3. Điều thứ 3, có vô vàn các nguyên nhân gây ho, sốt, tức ngực, khó thở… Chúng ta không chủ quan về SARS-CoV-2 nhưng chúng ta cũng không nên quá hoang mang khi có người thân hoặc chính mình biểu hiện những triệu chứng trên.

Sốt có thể gặp do mọc răng, viêm tai giữa, việm họng, nhiễm vi rút cúm, sốt xuất huyết, viêm gan A, sau uống Thu*c tây hoặc do các nguyên nhân nhiễm trùng khác (Sỏi mật, nhiễm khuẩn tiết niệu, áp xe ngoài da, tắc ruột…).

Tức ngực khó thở có thể do thiếu máu, bệnh lý tim mạch, lười vận động thể dục thể thao hoặc nằm lâu 1 tư thế, bệnh lý của phổi…

4. Điều cuối cùng, sau khi áp dụng những thông tin trên nhưng vẫn hoang mang hoặc chưa an tâm liệu có nhiễm SARS-CoV-2 hay không => Anh chị có thể gọi điện hotline đường dây nóng bộ Y tế 19003228 hoặc hotline các BV tại các khu vực (có danh sách công khai trên mạng) để xin tư vấn thêm.

II. Vấn đề thứ hai đó là chúng ta cần phân biệt vấn đề sức khoẻ cấp cứu hay không, vì nó liên quan đến thái độ xử trí.

1. Tình trạng cấp cứu hay gặp nhất đó là những T*i n*n (Giao thông, ngã cao, T*i n*n trong công xưởng, Đ*m ch*m…). Với những tổn thương này chúng ta cần vào trung tâm y tế gần nhất (trạm y tế, BV huỵện, BV tỉnh…) để đánh giá & xử trí ban đầu.

Nếu thực sự rất cần kíp mới xin chuyển lên tuyến cao hơn nữa, vì làm tăng sự di chuyển cũng như tăng tiếp xúc nhiều các Bệnh viện sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm dịch. Với T*i n*n, tôi xin lưu ý 3 điều:

➢ Thứ nhất đó là trước khi vào BV nào đó thì cần liên hệ trước xem có bộ phận trực cấp cứu ngoại khoa cũng như có bệnh nhân nghi nhiễm SARS-CoV-2 cách ly hay không để chúng ta còn biết đường đi nước bước lúc đến viện.

➢ Thứ hai, nếu bệnh nhân có kèm theo sốt từ trước khi T*i n*n => cũng cần thông báo cho BV nơi mình chuẩn bị đến thông tin trên, để BV có giải pháp đón tiếp cũng như thăm khám đảm bảo an toàn cho cả đôi bên.

➢ Thứ ba, vô cùng hạn chế lượng người nhà đi theo vào viện trong giai đoạn này, đặc biệt là những người trên 60 tuổi hoặc trẻ em.

2. Ngoài tình trạng cấp cứu liên quan T*i n*n, chúng ta còn có những cấp cứu bệnh lý khác như lồng ruột trẻ em, xoắn tinh hoàn, chuyển dạ đẻ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, khó thở cấp tính do các nguyên nhân, đau bụng cấp, đau đầu cấp tính, co giật, viêm túi mật cấp, tắc ruột, sỏi kẹt niệu đạo-sỏi niệu quản gây cơn đau quặn thận, viêm ruột thừa, thoát vị bẹn nghẹt, xuất huyết đường tiêu hoá…

Với những tổn thương bệnh lý này, chúng ta cũng cần ưu tiên vào viện và cũng tuân thủ theo lộ trình như với những trường hợp bị T*i n*n như đã trình bày ở trên.

Đó là tuần tự sơ-cấp cứu từ tuyến thấp lên cao dần kèm theo cần liên hệ trước với bệnh viện để thông báo nếu bệnh nhân có sốt hoặc có những triệu chứng kèm theo khác mà chúng ta chưa thể loại trừ nhiễm SARS-CoV-2 khác (Ho, tức ngực khó thở…).

3. Với những bệnh lý đã có từ trước (tiểu đường, cao huyết áp, hen suyễn, suy thận, viêm da cơ địa…) hoặc cơ thể biểu hiện triệu chứng chưa rầm rộ như đau lưng nhẹ nhàng, mỏi vai gáy, đau đầu âm ỉ, mất ngủ, huyết áp hơi thấp, tiểu buốt mấy hôm, đau nhức chân răng, rối loạn đại tiện…

Chúng ta có thể trì hoãn hoặc xin tư vấn từ xa từ những bạn bè - người thân làm trong chuyên ngành đó.

Thời khắc khó khăn này luôn cần mỗi chúng ta đoàn kết, san sẻ, giúp đỡ và thương yêu để cùng nhau đi qua đại dịch.

Như lời Bill Gate nói "Trước đại dịch này, mỗi con người chúng ta trở nên nhỏ bé và tất cả những vật chất phù dù sẽ chẳng còn là gì khi… sức khoẻ không còn".

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/bs-tran-quoc-khanh-noi-ve-2-van-de-he-trong-mua-covid-19-ho-sot-kho-tho-lam-the-nao-khi-nao-can-cap-cuu-20200328101112002.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Bố em năm nay ngoài 50 tuổi. Gần đây bố em hay bị đau lồng ngực và khó thở, đi khám thì BS bảo bố em bị thiếu máu tim cục bộ. Em rất mong Mangyte tư vấn cho người nhà em bệnh viện nào khám bệnh tim tốt nhất hiện nay ở TPHCM? Chi phí khoảng bao nhiêu? Và có thể khám trong ngày hay không? Em cảm ơn Mangyte. (Ái Nguyễn - ainhu...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận. Có tác dụng ôn trung (ấm bụng), noãn thận (ấm thận), kích thích tiêu hóa, chỉ huyết.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY